Cách Chấm Câu
Sau khi đưa lên weblog bài viết Cách Viết Hoa
Trong Tiếng Việt, tôi đã nhận được khích lệ của một độc giả và yêu cầu viết
thêm về cách chấm câu. Đáp lại thịnh tình đó, tôi xin đưa ra Quy Tắc Chấm Câu
trong văn chương Hoa Kỳ để chúng ta cùng nghiên cứu, ứng dụng.
Quy tắc chấm câu có nghĩa là cách xử dụng các dấu: Chấm
(.), Dấu Hỏi (?), Dấu Than/Cảm Thán (!), Dấu Phẩy/Phết (,), Gạch Nối (-), Hai
Chấm (:), Dấu Trích Dẫn/Ngoặc Kép (“…”) và Ngọăc Đơn (‘…’) sao cho đúng nơi,
đúng chỗ không ngoài mục đích làm đoạn văn hay câu văn sáng tỏ cũng như diễn
đạt được tính hiện thực của nó.
Dấu Chấm
1. Dấu chấm được đặt ở cuối câu để cho biết câu
văn đến đây là chấm dứt. Ví dụ: Buổi họp đã kết thúc với kết quả tốt đẹp.
2. Câu ra lệnh (Mệnh Lệnh Cách). Ví dụ: Tìm cho mẹ
cái chổi.
3. Những chữ viết tắt đã quen thuộc và được
chấp nhận. Ví dụ: chữ Ông, Giáo Sư, Bác Sĩ v.v… nếu viết tắt thì phải có
dấu chấm: Ô. Nguyễn Văn Vĩnh, GS. Hoàng Xuân Hãn (Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn), BS.
Phạm Biểu Tâm (Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm).
4. Còn những danh từ khác chẳng hạn như Liên Hiệp
Quốc viết tắt thành LHQ và Việt Nam
viết tắt thành VN thì người Việt ít khi để dấu chấm.
5. Dùng dấu chấm bên cạnh những chữ như A, B, C…để phân
đoạn. Ví dụ:
A. Mở Đầu
B. Thân Bài
C. Kết Luận
B. Thân Bài
C. Kết Luận
Hoặc:
1. Mở Đầu
2. Thân Bài
3. Kết Luận
2. Thân Bài
3. Kết Luận
Dấu Hỏi
Dùng trong câu nghi vấn/câu hỏi. Ví dụ: Ông là ai? Bà
làm gì đó?
Nếu không phải là câu hỏi thì không dùng dấu (?). Chẳng hạn
như:Tôi thắc mắc không biết ông ta có đến hay không. Đây không phải
là câu hỏi cho nên không có dấu (?) Nó khác với câu hỏi sau đây:Này bà, ông ta
có đến hay không?
Dấu Than/Cảm Thán
1. Dùng để diễn tả một cảm giác mạnh. Ví dụ:
Tôi điên mất rồi!
Đúng là một gã khùng!
Ối làng nước ơi!
Đúng là một gã khùng!
Ối làng nước ơi!
2. Câu ra lệnh nhưng không phải ra lệnh bình thường mà
là một cảm xúc mạnh. Ví dụ:
Coi chừng!
Nhanh lên!
Nhanh lên!
3. Một nhóm chữ để diễn tả một cảm xúc mạnh. Ví dụ:
Ồ! Đẹp quá!
Úi cha! Đau quá!
Trời! Khốn khổ cái thân tôi!
Úi cha! Đau quá!
Trời! Khốn khổ cái thân tôi!
Dấu Phẩy/Phết
Dấu phẩy/phết rất quan trọng trong văn tự. Một đoạn văn mà
dấu phẩy/phết đặt khác chỗ hoặc không có dấu phấy/phết ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau. Vào thập niên1950, tại Miền Nam báo chí và một số nhà văn đã
đưa một câu Kiều để bàn luận vui chơi về dấu phẩy/phết. Xin quý vị đọc câu Kiều
sau đây, một câu có dấu (,) một câu không có dấu (,), ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau. Câu thơ đó như sau:
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.
Ý của câu thơ này là: Trong lúc kinh hoảng nàng không biết
phải làm gì, hành động như thế nào.
Thất kinh, nàng chửa, biết là làm sao. (có thêm hai dấu
phẩy)
Ý của câu thơ này có thể hiểu là: Thật kinh hoàng, nàng có
chửa (có thai) và không biết phải làm gì đây.
Trong văn chương Hoa Kỳ, dấu (,) được dùng trong những
trường hợp sau đây:
1. Khi tên một người đứng đầu câu hay cuối câu. Ví dụ:
Anh Tư, anh uống gì?
Tôi nghĩ rằng anh giỏi hơn Sơn, anh Tư à.
Tôi nghĩ rằng anh giỏi hơn Sơn, anh Tư à.
2. Khi muốn nói thêm chi tiết về một nhân vật nào đó.
Ví dụ:
Như Loan, cô giáo của chúng tôi, là người
thật dịu dàng.
3. Giữa hai địa danh. Ví dụ:
Thanh Trì, Hà Nội nổi tiếng về bánh cuốn.
Gò Vấp, Gia Định nổi tiếng về nem chua.
Sài Gòn, Huế, Hà Nội là ba thành phố tiêu biểu của đất nước.
Quê tôi ở Khúc Thủy, Hà Đông.
Gò Vấp, Gia Định nổi tiếng về nem chua.
Sài Gòn, Huế, Hà Nội là ba thành phố tiêu biểu của đất nước.
Quê tôi ở Khúc Thủy, Hà Đông.
4. Phần cuối cùng của ngày, tháng. Ví dụ:
Ngày 15 Tháng Ba, 2010
Tiệc cưới được tổ chức vào Thứ Bảy, 18 Tháng Tám, 2001
Tiệc cưới được tổ chức vào Thứ Bảy, 18 Tháng Tám, 2001
5. Ngay đầu và cuối câu trích dẫn. Ví dụ:
Mẹ nói, “Hôm nay là ngày giỗ ông nội, các con phải ở nhà.”
“Một trong những người ở trong căn phòng này,” viên thám tử nói, “chính là thủ phạm.”
“Một trong những người ở trong căn phòng này,” viên thám tử nói, “chính là thủ phạm.”
6. Nếu có một loạt những danh từ thì phải có dấu (,) để
phân biệt. Ví dụ:
Mẹ đi chợ mua bánh chuối, nước dừa xiêm, bánh phở và rau
húng quế.
Nhưng nếu câu văn trên không có dấu (,) thì người đọc có thể
hiểu như sau:
Mẹ đi chợ mua bánh, chuối, nước, dừa xiêm, bánh, phở và rau
húng quế.
7. Sau một loạt tĩnh từ (adjective) thì phải có dấu (,)
để phân biệt. Ví dụ:
Chàng là một thanh niên hào hoa, đẹp trai, lịch sự và duyên
dáng.
8. Sau các câu mở đầu đối thoại như: đúng, đúng vậy, à,
đúng rồi, không v.v… Ví dụ:
Đúng, chúng ta đang thành công.
Không, câu chuyện không phải vậy.
À, thì ra câu chuyện diễn tiến như thế.
Đúng rồi, tôi đã nhớ ra rồi.
Không, câu chuyện không phải vậy.
À, thì ra câu chuyện diễn tiến như thế.
Đúng rồi, tôi đã nhớ ra rồi.
9. Trước chữ “nhưng”, “nhưng mà”. Ví dụ:
Chúng ta thành công, nhưng chưa trọn vẹn.
Cô ta tuy đẹp, nhưng ăn nói không lịch sự.
Cô ta tuy đẹp, nhưng ăn nói không lịch sự.
Sau cùng, dấu (,) giúp người đọc theo dõi sự mạch lạc của ý
tưởng. Thiếu dấu (,) hoặc không có dấu (,) khiến người đọc bối rối. Nếu là
xướng ngôn viên, hoặc người đọc truyện, sẽ hụt hơi, không biết ngắt câu hoặc
diễn tả như thế nào. Cách xử dụng đúng dấu (,) cho biết trình độ viết văn của
người viết.
Gạch Nối
1. Khi phiên dịch các từ ngoại quốc như Anh, Pháp
sang tiếng Việt thì nên dùng gạch nối để cho thấy đó là một chữ/từ chứ không
phải hai chữ/từ kép. Ví dụ: cà-phê, ny-lông, cạc-tông, cao-su, bù-loong v.v…
2. Khi xuống hàng mà hết chỗ, phải dùng gạch nối để cho thấy
chữ ở dòng sau là một phần của chữ ở hàng trên.
3. Một đôi khi dấu (,) không đủ mạnh để tách biệt hai sự
kiện, hai ý tưởng, người viết xử dụng gạch nối (-) để phân biệt. Đọc các bản
tin trên các báo hoặc của các phóng viên chuyên nghiệp như AP, UPI chúng ta sẽ
thấy.
Hai Chấm
1. Văn chương Việt Nam dùng (:) rồi xuống hàng để
trình bày một câu đối thoại, sau một đề mục hoặc sau hai chữ “ví dụ”. Còn trong
văn chương Hoa Kỳ, dấu (:) được dùng trong những trường hợp sau đây:
- Sau đề mục có dấu (:) để dưới đó trình bày từng chi tiết.
- Giữa giờ và phút. Ví dụ: 8:30 sáng, 7:45 tối
2. Trong lời chào hỏi của loại thư giao dịch hoặc gửi
cho các cơ quan. Ví dụ:
Kính thưa thủ tướng:
Thưa ngài:
Kính thưa giáo sư:
Thưa ông giám đốc:
Thưa ngài:
Kính thưa giáo sư:
Thưa ông giám đốc:
3. Còn thư thân mật gửi bạn bè, gia đình thì dùng dấu
(,). Ví dụ:
Anh Tư thân mến,
Thưa chị Ba,
Thưa chị Ba,
4. Và phần chào hỏi kết thúc bức thư:
Trân trọng kính chào,
Chúc anh chị và các cháu vui vẻ,
Kính thư,
Chúc anh chị và các cháu vui vẻ,
Kính thư,
Chấm phẩy/chấm phết
Dùng để nối kết hai mệnh đề mà không cần dùng những chữ
như “và”, “nhưng”, “hoặc”. Ví dụ:
Tòa tuyên án xong; mọi nguời âm thầm rời phòng xử.
Nhạc trưởng đưa tay lên; dàn nhạc bắt đầu.
Thầy bước vào; cả lớp im phăng phắc.
Thành công đó; thất bại cũng đó.
Nhạc trưởng đưa tay lên; dàn nhạc bắt đầu.
Thầy bước vào; cả lớp im phăng phắc.
Thành công đó; thất bại cũng đó.
Theo nhận xét riêng của tôi, hình như càng ngày người ta
càng ít dùng dấu (;)
Dấu trích dẫn
1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình
trích dẫn chứ không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của
tác giả trong các truyện. Ví dụ:
Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm
chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Thằng bé nhõng nhẽo, “Mẹ cho con ăn cà-rem đi.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Thằng bé nhõng nhẽo, “Mẹ cho con ăn cà-rem đi.”
Tuy nhiên, nếu trong câu trích dẫn lại có một lời trích dẫn
của người khác thì dùng ngoặc đơn.Ví dụ: Bài tường thuật của một phóng viên:
Trong cuộc họp báo, bà bộ trưởng nói như sau, “Tôi nghe đích
thân thủ tướng chỉ thị ‘phải giải quyết mau lẹ nhu cầu của người
dân,’” rồi bà tuyên bố tiếp, “chúng tôi sẽ nghiêm chính thi hành.”
2. Dùng ngoặc kép cho tựa đề của truyện, bài thơ, bản
báo cáo, phúc trình, tựa đề và chương mục của cuốn sách. Ví dụ:
Bản nhạc “Cầu Sông Kwai” đã làm cuốn phim trở nên sống động.
Tiểu thuyết “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh đã làm say mê bao thanh niên, thiếu nữ Hà Thành lúc bấy giờ.
Bản phúc trình “Nạn Buôn Bán Nô Lệ Tình Dục” của LHQ đã làm xúc động lương tâm nhân loại.
“Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của Nguyễn Du ảnh hưởng bởi giáo lý Từ Bi của Đạo Phật.
Bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư dù nói về tình yêu, nhưng có âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thoát.
Tiểu thuyết “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh đã làm say mê bao thanh niên, thiếu nữ Hà Thành lúc bấy giờ.
Bản phúc trình “Nạn Buôn Bán Nô Lệ Tình Dục” của LHQ đã làm xúc động lương tâm nhân loại.
“Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của Nguyễn Du ảnh hưởng bởi giáo lý Từ Bi của Đạo Phật.
Bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư dù nói về tình yêu, nhưng có âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thoát.
Tài liệu tham khảo: McDougal, Littell LITERATURE
Bài được đăng Thứ Bảy, 21 Tháng Tám 2010 trong mục Biên khảo.
Nhận xét về “Cách Chấm Câu”
Chủ Nhật, 22 Tháng Tám 2010 lúc 9:31 Sáng
[...] Cách Chấm Câu [...]
Chủ Nhật, 22 Tháng Tám 2010 lúc 11:46 Sáng
Có vài lỗi:
Thứ nhất: dấu phảy (,) trước (không phải là sau) các (coordination conjonctions) và. nhưng, nhưng mà…tuy nhiến…
Thứ hai: Tiêu đề sách hoặc là trong ngoặc kép hoặ là viết nghiêng, ví dụ: “The Sun Rises in the West” by Phan Vũ hay là The Sun Rises in the West viết Italic. Viết nghiêng và trong ngoặc kép là sai.
Mời ông xem lại.
Thứ nhất: dấu phảy (,) trước (không phải là sau) các (coordination conjonctions) và. nhưng, nhưng mà…tuy nhiến…
Thứ hai: Tiêu đề sách hoặc là trong ngoặc kép hoặ là viết nghiêng, ví dụ: “The Sun Rises in the West” by Phan Vũ hay là The Sun Rises in the West viết Italic. Viết nghiêng và trong ngoặc kép là sai.
Mời ông xem lại.
Mai Đạt:
Thứ Ba, 24 Tháng Tám 2010 lúc 8:37 Sáng
Chào chú,
Cảm ơn chú đã làm trang web này, nhờ nó cháu học hỏi được rất nhiều. Nếu có thể được xin chú cho thêm vào mục “cách chấm câu” cách đặt các dấu trong câu văn, thí dụ dấu phẩy (,) dấu nặng (.) hay các dấu khác. Cháu thấy mọi người đặt lung tung quá. Thí dụ:
Nguyễn Trãi có viết : “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn , lấy chí nhân mà thay cường bạo “. (chưa đúng)
Nguyễn Trãi có viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. (hoàn chỉnh)
Các dấu (:), (,)… phải đặt sát vào cuối câu rồi chừa một khoảng cách (space)
Chân thành cảm ơn chú, chúc gia đình chú luôn mạnh khỏe, và nhiều may mắn.
Cảm ơn chú đã làm trang web này, nhờ nó cháu học hỏi được rất nhiều. Nếu có thể được xin chú cho thêm vào mục “cách chấm câu” cách đặt các dấu trong câu văn, thí dụ dấu phẩy (,) dấu nặng (.) hay các dấu khác. Cháu thấy mọi người đặt lung tung quá. Thí dụ:
Nguyễn Trãi có viết : “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn , lấy chí nhân mà thay cường bạo “. (chưa đúng)
Nguyễn Trãi có viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. (hoàn chỉnh)
Các dấu (:), (,)… phải đặt sát vào cuối câu rồi chừa một khoảng cách (space)
Chân thành cảm ơn chú, chúc gia đình chú luôn mạnh khỏe, và nhiều may mắn.
Chào chú,
Mai Đạt
Mai Đạt
Nghiệp Trần:
Thứ Hai, 30 Tháng Tám 2010 lúc 12:49 Sáng
Nếu căn cứ vào cách viết hoa trong văn chương Mỹ vê Chúc vụ
Với thí dụ trong bài viết này ở phần :
Dấu trích dẫn
Với thí dụ trong bài viết này ở phần :
Dấu trích dẫn
1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình trích dẫn chứ
không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của tác giả trong các
truyện. Ví dụ:
Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm
chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Xin giải thích vì sao các chữ ” thủ tướng ” và ” hiệu trưởng
” không viết hoa ?
daovanbinh:
Thứ Ba, 31 Tháng Tám 2010 lúc 8:43 Chiều
Thưa bạn Nghiệp Trần,
Trong hai ví dụ:
Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm
chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Hai danh từ kép “thủ tướng” và “hiệu trưởng” nói ở trên là
hai nhân vật. Vì không có tên đi kèm cho nên không viết hoa. Nếu có tên đi kèm
thì phải viết hoa. Ví dụ: Thủ Tướng Churchill tuyên bố…hoặc Ô. Hiệu Trưởng
Nguyễn Văn A cho biết…
Nhưng cũng hai danh từ trên, khi minh định tước hiệu thì
phải viết hoa. Ví dụ:
1. Bộ Giáo Dục đã quyết định, tất cả Hiệu Trưởng các trường
trung học đều được tăng phụ cấp chức vụ.
2. Tại Anh Quốc, Thủ Tướng điều hành toàn bộ nền hành chánh
quốc gia, Thủ Tướng điều trần trước Quốc Hội về những vấn đề của đất nước và
Thủ Tướng lãnh đạo chính sách ngoại giao.
3. Trong một bức thư (gửi cho Thủ Tướng Churchill chẳng
hạn)…thì mọi chữ “thủ tướng” trong thư đều phải viết hoa. Ví dụ: “Chúng tôi
kính mong Thủ Tướng lưu tâm tới thỉnh nguyện này. Kính chúc Thủ Tướng và Phu
Nhân nhiều điều tốt lành. Trân trọng,”
Cám ơn bạn đã có ý kiến để làm sáng tỏ thêm về Quy Tắc Viết
Hoa, cần phải được đa số chấp nhận và sau một thời gian dài mới trở thành tập
quán.
Đào Văn Bình
Nghiệp Trần:
Thứ Năm, 21 Tháng Mười 2010 lúc 9:12 Sáng
Cám ơn hồi đáp với lời dẫn giải của huynh trưởng
Chúc sức khoẻ
Chúc sức khoẻ
Thứ Năm, 6 Tháng Một 2011 lúc 9:12 Chiều
Đọc phần trình bày về dấu gạch nối (hyphen), xin góp ý như
sau:
1) Ngày nay, trong văn chương Anh–Mỹ–Úc, có dùng thêm 2 loại
dấu gạch ngang (dash): gạch N (en dash –) và gạch M (em dash —). Gạch N dài hơn
dấu gạch nối, và gạch M là dài nhất. Có thể đọc thêm:
2) Ông viết: … “Một đôi khi dấu (,) không đủ mạnh để tách
biệt hai sự kiện, hai ý tưởng, người viết xử dụng gạch nối (-) để phân biệt.”
Trong trường hợp nầy, văn chương Anh–Mỹ–Úc sẽ dùng “gạch M”, không dùng gạch
nối.
3) Gạch N dùng cho một từ kép, trong đó có 2,3 chủ thể tương
đương (thí dụ: quan hệ Việt–Mỹ, văn chương Anh–Mỹ–Úc) hoặc để chỉ giới hạn của
một nhóm (thí dụ: thời hạn 2–5 năm, trọng lượng 5–10 kg).
Kính
Nghiệp Trần:
Thứ Sáu, 16 Tháng Ba 2012 lúc 8:36 Sáng
Đề nghị “Trang chủ”
1- Nhắc thêm cách giữ khoảng trống sao cho đúng để mọi người có lưu ý hơn (vì vô ý nên gặp phải lỗi này khi viết) trong câu chữ viết, trước và sau các dấu: chấm (.), phảy(,), dấu chấm phẩy (;), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu gạch nối (-), dấu ngoặc kép (“), dấu ngoặc đơn (() , nhóm chữ trong 2 dấu ngoặc kép (” …..”) và trong 2 dấu ngoặc đơn (( ……)) .
1- Nhắc thêm cách giữ khoảng trống sao cho đúng để mọi người có lưu ý hơn (vì vô ý nên gặp phải lỗi này khi viết) trong câu chữ viết, trước và sau các dấu: chấm (.), phảy(,), dấu chấm phẩy (;), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu gạch nối (-), dấu ngoặc kép (“), dấu ngoặc đơn (() , nhóm chữ trong 2 dấu ngoặc kép (” …..”) và trong 2 dấu ngoặc đơn (( ……)) .
2- Xin lỗi! Không biết là đã có bài viết về ” Cách bỏ dấu
hỏi ngã” chưa “(chữ dấu hỏi và dấu ngã), nếu chưa, xin đề nghi có thêm bài viết
này, hầu giúp cho chữ Việt thêm tỏ rỏ …
Đa tạ
Đa tạ
Thanh Tran:
Thứ Hai, 30 Tháng Tư 2012 lúc 2:26 Chiều
Em đã 42 tuổi. Học hết lớp 9. Giờ đọc bài này cảm thấy bổ
ích vô cùng. Vì rất ít cầm viết nên không chú ý đến những cái tưởng như nhỏ
nhặt, lại vô cùng lớn lao này.
Không biết bác có đúng 100% hay không. nhưng bác đã làm được một việc bổ ích mà ít người nghĩ ra. Mong bác có nhiều bái khác hay, ngon và bổ giống vầy…:))
Không biết bác có đúng 100% hay không. nhưng bác đã làm được một việc bổ ích mà ít người nghĩ ra. Mong bác có nhiều bái khác hay, ngon và bổ giống vầy…:))
Phuong:
Thứ Năm, 27 Tháng Chín 2012 lúc 5:36 Chiều
Xin hỏi bác Bình câu thí dụ sau đây :
Mẹ nói, ” Hôm nay là ngày giỗ ông nội, các con phải ở nhà.”
Câu thí dụ trên hình như sai.
” Hôm nay là ngày giỗ ông nội ” là một mệnh đề độc lập .
“Các con phải ở nhà ” cũng là một mệnh đề độc lập .
Nối hai mệnh đề độc lập này với nhau phải dùng dấu ” ; ” mới
đúng.
Xin bác Bình cho ý kiến.
Ngọc Lan:
Thứ Ba, 3 Tháng Mười Hai 2013 lúc 7:59 Sáng
Thưa bác: Cho phép cháu được hỏi về vấn đề đó là cách để xác
định một câu trong Tiếng Việt có căn cứ hoàn toàn vào dấu câu không? Thường thì
là dấu chấm(.). Tuy nhiên cháu vẫn thắc mắc trong ví dụ này:
Tôi vừa chải tóc vừa nói rằng:
- Chiều nay tôi đi học.
và câu. Tôi vừa chải tóc vừa nói rằng: Chiều nay tôi đi học. Có sự khác nhau về số lượng câu không?
Vậy sau dấu hai chấm thể là một câu đúng ngữ pháp không? và có thể căn cứ vào dấu hai chấm để xác định số câu hay dựa vào yếu tố khác.
Cháu xin cảm ơn!
Tôi vừa chải tóc vừa nói rằng:
- Chiều nay tôi đi học.
và câu. Tôi vừa chải tóc vừa nói rằng: Chiều nay tôi đi học. Có sự khác nhau về số lượng câu không?
Vậy sau dấu hai chấm thể là một câu đúng ngữ pháp không? và có thể căn cứ vào dấu hai chấm để xác định số câu hay dựa vào yếu tố khác.
Cháu xin cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét