Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

·         Duy Thức
·         Trong Duy thức tông, người ta phân biệt 51 loại tâm sở. Ðại sư Vô Trước (asaṅga) phân chia 51 tâm sở này thành sáu loại trong Ðại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (abhidharmasamuccaya):
1.5 Biến hành tâm sở   2.5 Biệt cảnh tâm sở   3.11 Thiện tâm sở   4.6 Căn bản phiền não tâm sở   5.20 Tùy phiền não tâm sở  6.4 Bất định tâm sở
5+5+11+6+20+4=51  51 tâm s
I. 5 Biến hành tâm sở ( ; sarvatraga), năm loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hành xuất phát cùng với một tâm vương, gồm có: 1. Xúc (sparśa); 2. Tác ý (manaskāra); 3. Thụ (vedanā); 4. Tưởng (saṃjñā); 5. Tư (cetanā), tương ưng với tất cả tâm và tâm sở;
II. 5 Biệt cảnh tâm sở ( ; viniyata) năm loại tâm pháp xác định ngoại cảnh: 1. Dục (chanda); 2. Thắng giải (adhimokṣa); 3. Niệm (smṛti);
4. Ðịnh (samādhi); 5. Huệ (prajñā), chỉ duyên (nương) theo các cảnh khác nhau mà sinh khởi.
III. 11 Thiện tâm sở: 1. Tín ; 2. Tàm; 3. Quí ; 4. Vô tham ; 5. Vô sân  6. Vô si; 7. Tinh tiến ; 8. Khinh an ; 9. Bất phóng dật ; 10. Xả (upekśā); 11. Bất hại
IV. 6 Căn bản phiền não tâm sở : 1. Tham ; 2. Sân  ; 3. Si (vô  minh) 4. Mạn ; 5. Nghi; 6. Kiến cũng được gọi là Ác kiến.
Ðiểm thứ sáu là Kiến cũng thường được chia ra làm năm loại: 1. Thân kiến : một kiến giải cho rằng thân thể được tạo bằng ngũ uẩn là một cái »ta«    là »cái của ta« 2. Biên kiến : một kiến giải liên hệ đến phiền não, cho rằng cái »ta« được tạo bằng ngũ uẩn là một cái gì đó thường còn, vĩnh viễn [thường kiến] hoặc ngược lại, là một cái gì đó bị đoạn diệt, không có gì tiếp nối giữa hai cuộc sống con người [đoạn kiến]; 3. Kiến thủ kiến : kiến giải cho rằng một kiến giải bất thiện hoặc ngũ uẩn, cơ sở xuất phát của kiến giải bất thiện này là những điều tuyệt hảo. Kiến giải bất thiện trong trường hợp này là Thân kiến, Biên kiến; 4. Giới cấm thủ kiến : là một kiến giải cho rằng, những qui tắc xử sự sai hoặc những lời hướng dẫn tu tập sai  5. Tà kiến : kiến phủ nhận cái gì thật sự tồn tại, thêu dệt thêm vào những gì thật sự không có.
V. 20 Tùy phiền não tâm sở :
1. Phẫn; 2. Hận , uất ức, tâm thù oán; 3. Phú , che dấu tội lỗi, đạo đức giả; 4. Não , làm bực bội phiền nhiễu; 5. Tật , ganh ghét vì thấy người ta hơn mình; 6. Xan , xan tham, ích kỉ; 7. Xiểm , giả dối, nói mình có những đức tính tốt mà thật ra thì không có; 8. Cuống: gian lận, dối gạt, lừa lọc; 9.  Kiêu , tự phụ; 10. Ác hại  ; 11. Vô tàm, không tôn kính, không biết hổ thẹn về việc tội lỗi đã làm; 12. Vô quí , tâm không biết sợ với tội quả, không biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội; 13. Hôn trầm , tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động, nhạy bén; 14. Trạo cử , hồi hộp không yên; 15. Bất tín 16. Giải đãi , tâm trạng không tinh tiếng, biếng nhác; 17. Phóng dật ; 18. Thất niệm , chóng quên, không chú tâm; 19. Tán loạn ; 20. Bất chính tri, hiểu biết sai.
VI. 4 Bất định tâm sở , bất định bởi vì các tâm sở này thay đổi giá trị tùy theo các tâm vương. Chúng bao gồm: 1. Hối , hối hận; 2. Miên , giấc ngủ; 3. Tầm , suy nghĩ, tìm hiểu dạng thô; 4. Tứ , suy nghĩ, tìm hiểu dạng tinh tế.
Cách phân chia như trên của Duy thức tông được xem là bước tiến triển cuối cùng trong việc phân tích, phân loại các tâm sở và cũng là bản phân loại tiêu chuẩn cho tất cả những trường phái Ðại thừa tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng.
 Năm chướng ngại năm triền cái, ngũ chướng;
Năm tính chất của tâm làm tâm thức trì trệ, không đạt được Ðịnh . Ðó là: 1. Tham, 2. Sân hận  3. Buồn ngủ, mệt mỏi, 4. Hối tiếc khó chịu  5. Nghi ngờ (s: vicikitsā). Hành giả cần trừ năm uế nhiễm này mới đạt được Tứ thiền đầu tiên trong tám giai đoạn thiền định (Tứ thiền bát định).
Gọi đầy đủ là Tứ thiền định; chỉ bốn cấp thiền trong sắc giới (Ba thế giới), đó là:
1. Ðịnh sơ thiền: tâm tập trung vào một cảnh, tâm tầm, tứ , hoàn toàn li dục và không còn các Bất thiện Pháp. Người đạt sơ thiền cảm nhận trạng thái Hỉ, Lạc và Xả ; 2. Ðịnh nhị thiền: tâm không còn tầm, tứ. Nội tĩnh, Nhất tâm. Trạng thái này là Hỉ, Lạc, Xả; 3. Ðịnh tam thiền: lìa trạng thái Hỉ, chỉ còn trạng thái Xả và Lạc; 4. Ðịnh tứ thiền: lìa trạng thái Lạc, chỉ còn riêng cảm giác Xả và chính niệm.
bao gồm Tứ thiền (1-4) và bốn xứ của Vô sắc giới
1. Ðịnh Không vô biên xứ : hoàn toàn vượt khỏi sắc tướng (rūpa), đối ngại tưởng biến mất, và không tác ý đến những tưởng sai biệt. Với ý tưởng »Hư không là vô biên,« đạt Không vô biên xứ; 2. Ðịnh Thức vô biên xứ: vượt khỏi Không vô biên xứ, đạt Thức vô biên xứ với ý niệm »Thức là vô biên«; 2. Ðịnh Thức vô sở hữu xứ: hoàn toàn vượt khỏi Thức vô biên xứ, đạt Vô sở hữu xứ với ý niệm »Vô sở hữu.« Lìa được trạng thái không quán, thức quán và tâm sở hữu; 4. Ðịnh Phi tưởng, phi phi tưởng xứ: hoàn toàn vượt khỏi Vô sở hữu xứ, trú tại Phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
Bốn định của vô sắc giới  này có thể được Phật thu thập từ truyền thống thiền của Ấn Ðộ trước đó và sau được hợp lại với Tứ thiền trở thành Bát định.
và bốn xứ của Vô sắc giới
1.  Ðịnh Không vô biên xứ
2.  Ðịnh Thức vô biên xứ
3.  Ðịnh Thức vô sỏ hữu xứ

4. Ðịnh Phi tưởng, phi phi tưởng xứ
Dục vọng (tham muốn ước mong quá tầm, quá mức)
– Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng.
Mẩu đối thoại trên giữa Đức Phật và gia chủ Mahànàma xác nhận một vấn đề rất thực tế, đó là đời sống người tại gia cư sĩ khó tránh khỏi các phiền não khổ đau do hệ lụy của đời sống gia đình, cụ thể là các dục vọng. Nói cách khác, dục vọng là đầu mối của mọi phiền muộn khổ đau; càng mơ hồ say đắm nó thì khổ não càng gia tăng, vì dục vọng là nguyên nhân khiến cho tham, sân, si – gốc rễ của phiền não khổ đau – dấy khởi và tăng trưởng.
Dục vọng là ham muốn thái quá đối với các lạc thú thế gian như sắc đẹp, tiếng hay (âm thanh mùi tai, âm thanh truyền cảm…), hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu. Một cách hiểu khác, dục vọng chính là sự mê đắm đối với tiền tài vật chất (tài), danh vọng quyền lực (danh), sắc đẹp khác phái (sắc), cao lương mỹ vị (thực), chăn gối êm ái (thùy). Nó biểu lộ qua việc khao khát tìm kiếm các khoái lạc trần tục (kàmasukha) mà khi đạt được thì tham tùy miên (ràgànusaya: lòng ham muốn tiềm ẩn trong con người) tùy tăng, và khi không đạt được hoặc có được rồi mà mất đi thì sân tùy miên (patighànusaya: tập khí giận dữ bực phiền tiềm ẩn trong con người) tùy tăng. Vì vậy, dục vọng là lý do khiến cho tham và sân không ngừng xâm chiếm và thiêu đốt tâm thức con người, làm cho con người cứ mãi quay cuồng trong thế giới của những cảm thức bấn loạn hoặc lạc khổ hoặc vui buồn hoặc yêu ghét. Trong giáo lý đạo Phật, dục vọng được xem là con đẻ đồng thời là thức ăn của si hay vô minh. Chính vì thế mà Đức Phật đã gợi ý cho gia chủ Mahànàma cần phải hạn chế và rời xa dục vọng, vì còn thích thú thụ hưởng dục vọng thì tham, sân, si – gốc rễ của phiền não khổ đau – còn chiếm cứ tâm và an trú. Hơn thế, chính dục vọng hay sự ham muốn thái quá đối với các lạc thú thế gian là nguyên nhân của mọi rối loạn khổ đau xảy ra ở các bình diện khác nhau, từ các tranh chấp mang tính cá nhân cho đến các tranh chấp mang tính tổ chức như xung đột giữa các gia đình, giữa các đoàn thể xã hội hay giữa các cộng đồng quốc gia.

Chúng ta hiểu rằng lòng ham muốn hưởng thụ các lạc thú thế gian là tâm lý thường tình của con người. Nó là điều kiện sinh tồn của nhân thế, nhưng cũng chính nó là nguyên nhân khiến muôn vàn khổ đau nảy sinh trên cuộc đời, một khi con người không nhận ra mặt trái của lòng ham muốn và có thái độ ứng xử thích đáng. Hẳn nhiên, không ai có thể tồn tại trên cõi đời mà không dựa vào các “xúc cảm thế gian”. Nhưng con người sẽ khó tránh khỏi phiền muộn khổ đau, nếu chỉ một chiều chạy theo lạc thú trần thế, xem đó là mục tiêu cứu cánh của nhân sinh. Dục vọng không có bến đỗ. Càng mong muốn thỏa mãn thì con người càng trở nên nghèo đói, thiếu thốn, nô lệ cho dục vọng (cảm giác không thỏa mãn của loài cổ nhỏ bụng to trong hiện đời). Chính vì vậy mà Đức Phật đã khuyến cáo: “các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn,” và nêu rõ phương pháp thực tập, giúp cho con người khắc phục và vượt qua sự chi phối của dục vọng.


Đại Thế Chí Niệm Phật Viên thông.

Chánh kinh: 
Đại Thế Chí pháp vương tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ Tát, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: 
(Đại Thế Chí pháp vương tử cùng những với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng chí hướng với Ngài, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng) 
Ngã ức vãng tích, hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô Lượng Quang. Thập nhị Như Lai, tương kế nhất kiếp, kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt Quang. 
(Con nhớ xưa kia trong hằng hà sa kiếp, có Phật xuất thế, tên là Vô Lượng Quang. Mười hai vị Như Lai nối tiếp nhau [xuất hiện] trong một kiếp. Đức Phật sau cùng tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang) 
 
Bỉ Phật giáo ngã, Niệm Phật Tam Muội.  
(Đức Phật ấy dạy con Niệm Phật Tam Muội) 

Thí như hữu nhân, nhất chuyên vi ức, nhất nhân chuyên vong, như thị nhị nhân, nhược phùng bất phùng, hoặc kiến phi kiến. Nhị nhân tương ức, nhị ức niệm thâm, như thị nãi chí tùng sanh chí sanh, đồng ư hình ảnh. 
(Ví như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế dù gặp cũng như không gặp, dù có thấy cũng như không thấy. Hai người nhớ nhau, hai người nhớ nghĩ nhau sâu xa, như thế cho đến từ đời này sang đời khác, giống như hình với bóng) 
 

Thập phương Như Lai, mẫn niệm chúng sanh, như mẫu ức tử, nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi? 
(Mười phương Như Lai nghĩ thương chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn đi, dù nhớ làm gì được?) 
 
Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức tử, mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn.  
(Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời chẳng trái xa nhau) 
 
Nhược chúng sanh tâm, ức Phật, niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật.  
(Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, [sẽ trong] hiện tại hay trong tương lai, nhất định thấy Phật) 

Khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai.  
(Cách Phật chẳng xa, chẳng nhờ đến phương tiện, tâm được tự khai) 
 
 Như nhiễm hương nhân, thân hữu hương khí. Thử tắc danh vi Hương Quang Trang Nghiêm.  
(Như người nhiễm hương, thân có mùi thơm. Đó gọi là Hương Quang Trang Nghiêm) 
 Ngã bổn nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập Vô Sanh Nhẫn. 
(Nhân địa của con, dùng tâm niệm Phật, nhập Vô Sanh Nhẫn) 
Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ. 
(Nay trong cõi này, nhiếp người niệm Phật quay về Tịnh Độ) 
1) Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiệp nghiệp 
2) Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi 
3) Phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến khích sách tấn người tu học 
Phật vấn viên thông, ngã vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc tam-ma-địa, tư vi đệ nhất. 
(Phật hỏi viên thông, con không chọn lựa. Con nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất.  



Đức Phật Nhật Nguyệt Quang dạy cho Đại Thế Chí Bồ Tát pháp môn niệm Phật tam muội.
Ngài trình bày: “Ngã  bổn nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập Vô Sanh Nhẫn”. Niệm Phật tâm có nghĩa là nhớ tưởng, nghĩ về tánh giác trong tâm. Dĩ niệm Phật tâm là thường xuyên nhớ tưởng, ghi nhớ, sống với tánh giác trong tâm. Câu này không có nghĩa là niệm danh hiệu Phật âm thầm trong tâm. Dịch là dùng tâm niệm Phật thì có chút hơi tổng quát.

Ngài Đại Thế Chí dạy người niệm Phật để vãng sanh tịnh độ.

Cách hành trì của Đại Thế Chí Bồ Tát được tóm tắt trong hai câu sau:

Nhiếp trọn sáu căn,
Tịnh niệm tiếp nối,


Xin vắn tắt ý nghĩa của các chữ có liên quan đến cách niệm Phật của Ngài Đại Thế Chí như sau:

Nhiếp có nghĩa là bắt lấy, rút tỉa được, thu thập được điểm chính yếu để dùng cho mục đích mong muốn.
Nhiếp là trị cho nghiêm chỉnh như (trấn nhiếp là lấy oai mà làm người khác khiếp sợ không dám làm).
Nhiều bài giảng cho rằng nhiếp là thúc liễm, quản thúc, giữ vững, ràng buộc.v.v…
Trọn sáu căn có nghĩa là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều có thể, đều nhiếp thọ.
Sáu căn thọ nhận sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Sáu căn thọ nhận sáu trần là điểm tiếp xúc khởi đầu, từ đây vọng niệm tuôn trào như thác lũ, hay tịnh niệm sáng suốt đều tùy tâm. Muốn có tâm chỉ còn tịnh niệm thì phải nhiếp. Phải biết nhiếp thọ thế nào đây?
“Tịnh niệm tương kế” …Tịnh niệm nối tiếp. Câu này cho thấy tâm không phải là vô niệm mà tâm niệm thanh tịnh.


Từ điểm tiếp xúc, tín hiệu được chuyền qua hệ thống thần kinh rồi vào não bộ. Tại não, các trung khu thị giác, thính giác, vị giác.v.v…cho ta cái biết. Cái biết này được đặt tên là kiến đại.

Có sáu đại: đất, nước, gió, lửa, kiến, thức.
Sáu đại có hai nhóm:
Nhóm thứ nhất về vật chất: đất, nước, gió, lửa. (địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại)
Nhóm thứ hai về tâm thức: kiến đại, thức đại.

Đại Thế Chí dùng kiến đại niệm Phật. Dùng tâm thức niệm Phật.
Bồ tát Di Lặc dùng thức đại mà tu tập (duy thức)

Niệm là sự ghi nhận, ghi nhớ của tâm trong khoảnh khắc hiện tại.

Tịnh niệm là những niệm trong sáng, thanh tịnh có tính đạo đức.

Chánh niệm, tà niệm là những niệm có sự vận dụng, có sự ra công góp sức để có chánh có tà. Đã ra công, góp sức thì nó tích tụ năng lượng. Năng lượng chánh hay năng lượng tà này phóng vào và được tích lũy trong vũ trụ. Những năng lượng này có khả năng cảm ứng, làm thay đổi cảnh giới. Cảnh giới thanh bình, cảnh giới hung hiểm đều do những nguyên nhân tạo tác của muôn loài. Một ý nghĩ không tốt, một lời nói hung hiểm, một hành động không lợi lạc cho muôn loài đều là những nguyên nhân tạo tác ra các thiên tai, họa hoạn.

Niệm Phật là tâm luôn vướng mắc, luôn nhớ nghĩ đến những điều giác ngộ, những điều thanh tịnh, những điều sáng suốt, những điều tròn đầy từ bi hỉ xả.v.v…tâm tĩnh lặng, thanh tịnh tâm, thường tịch quang.v.v…
Ngài Đại Thế Chí niệm Phật, phương pháp dùng tướng nhập vào tánh kết quả là nhập định và nhập vô sanh nhẫn.v.v...
Niệm Phật không chỉ là phát ra âm thanh một danh hiệu Phật mà nhớ tưởng đến đức tánh, đức tướng, y báo, chánh báo của Phật. Nghĩ tưởng, nhớ đến thì tâm sẽ có cái biết cái có thể gọi chung “kiến đại của lục căn”.

Hành giả tu tịnh độ để tâm trí mình vướng mắc với niệm Phật.

Ngài Đại Thế Chí dạy người niệm Phật bằng cách để cho sáu căn vướng mắc như thế nào?

Sắc:
Bất kỳ một cảnh sắc nào đập vào mắt, hành giả tu tịnh độ cũng nghĩ tưởng đến cảnh sắc cõi Cực lạc. Ít nhất cũng biết rằng, nhờ có tu tập nhiều kiếp nên được làm người, được thân cận với A Di Đà Phật tánh nên mới thấy nước là nước chứ không phải là nước đồng sôi, thấy hoa sen là hoa sen chứ không phải là hỏa diệm .v.v…Bất cứ cảnh vật nào hiện ra cũng nhớ nghĩ đến ơn Phật. Cứ tưởng tượng một con trùn đang nhoi mình trong đất nhầy nhụa và hỏi vì nguyên nhân nào. Phật tâm con trùn chỉ khai mở đến mức mà quốc độ của nó chỉ là đất nhầy nhụa. Không dễ gì được làm người, chớ coi thường Phật tâm đang trên đường khai mở của mình mà vô ơn với những công đức mà mình đã vun bồi; có như thế mới ra công tiếp tục tu tâm dưỡng tánh. Tâm nào cảnh đấy, chớ có quay lại, chớ có sống trong tâm của ba nẻo ác. Ngài Long Thọ, trong mấy chục năm tu tập luôn mong cầu được diện kiến Phật Di Lặc. Ngài chẳng được gặp, mãi đến khi ngài không nhờm tởm con chó ghẻ thì liền ngay lúc đó ngài thấy con chó ghẻ là Phật Di Lặc. Mừng quá, ngài vác con chó ghẻ đi, ai cũng chỉ thấy con chó ghẻ trên vai ngài, chỉ riêng ngài biết, ngài đang vác Phật Di Lặc. Tâm mỗi loài có cái biết về sắc, thanh, hương, vị, xúc đều khác nhau; chúng sanh thấy, nghe, ngửi.v.v… với vọng tâm khác nhau, nên cái biết của họ khác nhau.

Đối với thanh, hương, vị, xúc, hành giả cũng nghĩ tưởng như thế. Nhờ ơn Pháp giới tạng thân mà chúng ta đang được lục thức tương đối không tệ. Chớ có để mũi của ta tận hưởng như mũi con vòi trong hầm phân, nó đang tận hưởng như dự tiệc linh đình.



Nghĩ nhớ ơn Phật.
Nghĩ đến công đức tu tập năm đại kiếp, công đức thành toàn 48 lời nguyện độ sanh. Hiểu thì mới thương kính A Di Đà tận đáy lòng.

Luôn luôn nghĩ tưởng đến Phật và Phật độ gọi là tịnh niệm nối tiếp. Tâm luôn luôn dính mắc với Phật tánh, Phật tướng, Phật quốc; dính mắc một trăm phần trăm; không ngơi nghỉ, không lỏng lẻo.

Trong cuộc sống hiện tại, nếu hành giả tịnh độ thấy một cảnh tượng không tốt, một mùi hôi thúi vào mũi, làm thế nào để khắc phục, không khởi tâm chê trách, phiền não.v.v…

Tay tôi tựa vào mặt bàn, tôi đang viết. Nhờ có Phật trong trong mười phương mà kết nạp không biết bao nhiêu nhân lành, hội tụ đầy đủ mà tôi có phương tiện (cái bàn) mà làm việc. Mọi nơi, mọi vật đều có Phật. Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm.v.v…đều tiếp cận, thân thiết với Phật. Lời ca: “Phật ở đâu xa, Phật ở trong ta” luôn luôn, bây giờ, tại đây.v.v…không phải để hát nghêu ngao mà để hiểu với lòng biết ơn cẩn trọng.

Hành giả phải ghi nhớ trong tâm những điều được diễn tả trong kinh Vô lương thọ, kinh A Di Đà.v.v... để có thể niệm Phật bằng tâm.
Chúng ta luôn luôn tiếp xúc với lục trần, đừng đề cho tâm khởi lên phiền não vì trần cảnh mà hãy tiếp nhận cảnh ngũ truợc này như tịnh độ trong tâm. Niệm Phật bằng tâm, dùng tâm niệm Phật. Không niệm Phật với tâm trơ, tâm vô ký. Niệm Phật với tâm biết ơn Phật, với tâm tha thiết được sống trong cõi Cực Lạc, niệm Phật như đang sống trong cõi Cực Lạc; mọi trần cảnh đến đi đều được tâm từ chuyển hóa.

Chúng sanh trong cõi ta bà ngũ trược này không thể hưởng dụng giống như các cõi Phật thanh tịnh khác. Cũng thế quốc độ của con chuột là cái hang. Quốc độ của người Việt nam không giống quốc độ của người Ấn Độ. Người sống trong rừng sâu núi thẳm có thế giới sống khác với người sống ở Hoa Kỳ.v.v…

Đại Thế Chí nghĩa là Chí lớn ở thế gian. Người niệm Phật nào cũng có chí lớn thành Phật. Ngài Thực Hiền đã chẳng khuyên mọi người nên lập nguyện lớn đó sao. Vâng Đại Thế Chí, cái chí lớn không rời thế gian, lý do đó Ngài nhờ vào lục trần, quán chiếu lục căn mà tu tập.

Ở trên chúng ta xác định là niệm Phật là tưởng nhớ ơn Phật, tôn kính Phật, niệm Phật hay tán thán Phật. Những việc làm này đủ để thành Phật chưa? Tất cả chỉ mới là ca tụng người khác. Ta phải học theo Phật. Muốn thành Phật thì nên làm những gì như Phật đã làm.

Tất cả chư Phật đều tu theo 37 phẩm trợ đạo, lục độ.v.v…Ngoài ra, Phật A Di Đà lập 48 đại nguyện. Muốn hoàn tất mỗi đại nguyện Ngài phải tìm tòi phải tu thêm phương pháp đặc biệt nào. Ngài nhờ thầy mình chỉ dạy, hiển bày cho thấy 210 ức Phật quốc. Ngài quán chiếu và tìm ra những phương pháp tu tập từ các cõi Phật đó, khả dĩ hữu dụng, có thể hoàn tất mỗi nguyện của mình. Ngài y theo đó mà tu tập. Đó là những phương pháp riêng biệt để hoàn thành nguyện của mình.

Chúng ta cũng phải làm như thế. Chúng ta không chỉ niệm Phật là đủ. Sống trong cộng đồng, trong ngũ trược ta cũng nhờ hướng dẫn của 37 phẩm trợ đạo, lục độ, tứ nhiếp pháp .v.v… và cũng phải tu tập những phương pháp riêng biệt để viên mãn những đại nguyện của mình.  Đấy là học theo Bồ tát Đại Thế Chí mà niệm Phật.

Chúng ta thường được nhắc nhở lời chư Phật dạy:
Không làm ác, làm lành, giữ tâm thanh tịnh.

Nhiều người sẽ không đồng ý, thậm chí tìm lời bài bác, chỉ trích họ cho là còn dính mắc với niệm Phật thì làm sao đạt được tâm thanh tịnh. Điều này cứ tùy căn cơ, duyên nghiệp của từng người mà phương pháp thực hành sai khác để đạt tâm thanh tịnh. Mọi giải thích, bàn luận đều bỏ ra ngoài lề của tu tâm. Những ai tu theo Tịnh độ đều quen thuộc kinh Vô lượng Thọ. Phẩm thứ hai của kinh này (theo kinh mà ngài Hạ Liên Cư soạn), nói đến các Bồ Tát tại gia tụ hội nghe Phật thuyết pháp. Các ngài chỉ tượng trưng, đại diện cho giới cư sĩ tại gia. Các ngài đều tuân hành, vâng lời tu tập theo mười hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Đây là mười phương pháp thực hành, tu tập, rèn luyện tâm chứ không phải là mười điều cần đọc, cần học thuộc lòng suông. Vì lý do đó mà mười nguyện này còn gọi là mười  nguyện hành trì rộng sâu như biển. Mười phương chư Phật đều tu mười hạnh này, mười phương Bồ Tát đều tu theo hạnh này. Là phật tử, thì rất nhiều, rất nhiều người thuộc lòng mười nguyện này. Nguyện nào cũng dạy chúng ta dính mắc, dích mắc thật thiết tha, dính mắc thật sâu sắc với Phật, với giác tánh.
Nhất giả lễ kính chư Phật. (Chữ giả trong các câu này có nghĩa là LÀ.)
Nhị giả xưng tán Như Lai
Tam giả quảng tu cúng dường
Tứ giả sám hối nghiệp chướng
Ngũ giả tùy hỷ công đức
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
Thất giả thỉnh Phật trụ thế
Bát giả thường tùy Phật học
Cửu giả hằng thuận chúng sanh.
Thập giả phổ giai hồi hướng.


Hân


Nên đọc bài: Niệm và Niệm Phật, tác giả Thích nguyên Hùng. Thầy viết rõ ràng và nhiều chi tiết.
Cách Chấm Câu
Sau khi đưa lên weblog bài viết Cách Viết Hoa Trong Tiếng Việt, tôi đã nhận được khích lệ của một độc giả và yêu cầu viết thêm về cách chấm câu. Đáp lại thịnh tình đó, tôi xin đưa ra Quy Tắc Chấm Câu trong văn chương Hoa Kỳ để chúng ta cùng nghiên cứu, ứng dụng.
Quy tắc chấm câu có nghĩa là cách xử dụng các dấu: Chấm (.), Dấu Hỏi (?), Dấu Than/Cảm Thán (!), Dấu Phẩy/Phết (,), Gạch Nối (-), Hai Chấm (:), Dấu Trích Dẫn/Ngoặc Kép (“…”) và Ngọăc Đơn (‘…’) sao cho đúng nơi, đúng chỗ không ngoài mục đích làm đoạn văn hay câu văn sáng tỏ cũng như diễn đạt được tính hiện thực của nó.
Dấu Chấm
1. Dấu chấm được đặt ở cuối câu để cho biết câu văn đến đây là chấm dứt. Ví dụ: Buổi họp đã kết thúc với kết quả tốt đẹp.
2. Câu ra lệnh (Mệnh Lệnh Cách). Ví dụ: Tìm cho mẹ cái chổi.
3. Những chữ viết tắt đã quen thuộc và được chấp nhận. Ví dụ: chữ Ông, Giáo Sư, Bác Sĩ v.v… nếu viết tắt thì phải có dấu chấm: Ô. Nguyễn Văn Vĩnh, GS. Hoàng Xuân Hãn (Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn), BS. Phạm Biểu Tâm (Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm).
4. Còn những danh từ khác chẳng hạn như Liên Hiệp Quốc viết tắt thành LHQ và Việt Nam viết tắt thành VN thì người Việt ít khi để dấu chấm.
5. Dùng dấu chấm bên cạnh những chữ như A, B, C…để phân đoạn. Ví dụ:
A. Mở Đầu
B. Thân Bài
C. Kết Luận
Hoặc:
1. Mở Đầu
2. Thân Bài
3. Kết Luận
Dấu Hỏi
Dùng trong câu nghi vấn/câu hỏi. Ví dụ: Ông là ai? Bà làm gì đó?
Nếu không phải là câu hỏi thì không dùng dấu (?). Chẳng hạn như:Tôi thắc mắc không biết ông ta có đến hay không. Đây không phải là câu hỏi cho nên không có dấu (?) Nó khác với câu hỏi sau đây:Này bà, ông ta có đến hay không?
Dấu Than/Cảm Thán
1. Dùng để diễn tả một cảm giác mạnh. Ví dụ:
Tôi điên mất rồi!
Đúng là một gã khùng!
Ối làng nước ơi!
2. Câu ra lệnh nhưng không phải ra lệnh bình thường mà là một cảm xúc mạnh. Ví dụ:
Coi chừng!
Nhanh lên!
3. Một nhóm chữ để diễn tả một cảm xúc mạnh. Ví dụ:
Ồ! Đẹp quá!
Úi cha! Đau quá!
Trời! Khốn khổ cái thân tôi!
Dấu Phẩy/Phết
Dấu phẩy/phết rất quan trọng trong văn tự. Một đoạn văn mà dấu phẩy/phết đặt khác chỗ hoặc không có dấu phấy/phết ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vào thập niên1950, tại Miền Nam báo chí và một số nhà văn đã đưa một câu Kiều để bàn luận vui chơi về dấu phẩy/phết. Xin quý vị đọc câu Kiều sau đây, một câu có dấu (,) một câu không có dấu (,), ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Câu thơ đó như sau:
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.
Ý của câu thơ này là: Trong lúc kinh hoảng nàng không biết phải làm gì, hành động như thế nào.
Thất kinh, nàng chửa, biết là làm sao. (có thêm hai dấu phẩy)
Ý của câu thơ này có thể hiểu là: Thật kinh hoàng, nàng có chửa (có thai) và không biết phải làm gì đây.
Trong văn chương Hoa Kỳ, dấu (,) được dùng trong những trường hợp sau đây:
1. Khi tên một người đứng đầu câu hay cuối câu. Ví dụ:
Anh Tư, anh uống gì?
Tôi nghĩ rằng anh giỏi hơn Sơn, anh Tư à.
2. Khi muốn nói thêm chi tiết về một nhân vật nào đó. Ví dụ:
Như Loan, cô giáo của chúng tôi, là người thật dịu dàng.
3. Giữa hai địa danh. Ví dụ:
Thanh Trì, Hà Nội nổi tiếng về bánh cuốn.
Gò Vấp, Gia Định nổi tiếng về nem chua.
Sài Gòn, Huế, Hà Nội là ba thành phố tiêu biểu của đất nước.
Quê tôi ở Khúc Thủy, Hà Đông.
4. Phần cuối cùng của ngày, tháng. Ví dụ:
Ngày 15 Tháng Ba, 2010
Tiệc cưới được tổ chức vào Thứ Bảy, 18 Tháng Tám, 2001
5. Ngay đầu và cuối câu trích dẫn. Ví dụ:
Mẹ nói, “Hôm nay là ngày giỗ ông nội, các con phải ở nhà.”
“Một trong những người ở trong căn phòng này,” viên thám tử nói, “chính là thủ phạm.”
6. Nếu có một loạt những danh từ thì phải có dấu (,) để phân biệt. Ví dụ:
Mẹ đi chợ mua bánh chuối, nước dừa xiêm, bánh phở và rau húng quế.
Nhưng nếu câu văn trên không có dấu (,) thì người đọc có thể hiểu như sau:
Mẹ đi chợ mua bánh, chuối, nước, dừa xiêm, bánh, phở và rau húng quế.
7. Sau một loạt tĩnh từ (adjective) thì phải có dấu (,) để phân biệt. Ví dụ:
Chàng là một thanh niên hào hoa, đẹp trai, lịch sự và duyên dáng.
8. Sau các câu mở đầu đối thoại như: đúng, đúng vậy, à, đúng rồi, không v.v… Ví dụ:
Đúng, chúng ta đang thành công.
Không, câu chuyện không phải vậy.
À, thì ra câu chuyện diễn tiến như thế.
Đúng rồi, tôi đã nhớ ra rồi.
9. Trước chữ “nhưng”, “nhưng mà”. Ví dụ:
Chúng ta thành công, nhưng chưa trọn vẹn.
Cô ta tuy đẹp, nhưng ăn nói không lịch sự.
Sau cùng, dấu (,) giúp người đọc theo dõi sự mạch lạc của ý tưởng. Thiếu dấu (,) hoặc không có dấu (,) khiến người đọc bối rối. Nếu là xướng ngôn viên, hoặc người đọc truyện, sẽ hụt hơi, không biết ngắt câu hoặc diễn tả như thế nào. Cách xử dụng đúng dấu (,) cho biết trình độ viết văn của người viết.
Gạch Nối
1. Khi phiên dịch các từ ngoại quốc như Anh, Pháp sang tiếng Việt thì nên dùng gạch nối để cho thấy đó là một chữ/từ chứ không phải hai chữ/từ kép. Ví dụ: cà-phê, ny-lông, cạc-tông, cao-su, bù-loong v.v…
2. Khi xuống hàng mà hết chỗ, phải dùng gạch nối để cho thấy chữ ở dòng sau là một phần của chữ ở hàng trên.
3. Một đôi khi dấu (,) không đủ mạnh để tách biệt hai sự kiện, hai ý tưởng, người viết xử dụng gạch nối (-) để phân biệt. Đọc các bản tin trên các báo hoặc của các phóng viên chuyên nghiệp như AP, UPI chúng ta sẽ thấy.
Hai Chấm
1. Văn chương Việt Nam dùng (:) rồi xuống hàng để trình bày một câu đối thoại, sau một đề mục hoặc sau hai chữ “ví dụ”. Còn trong văn chương Hoa Kỳ, dấu (:) được dùng trong những trường hợp sau đây:
- Sau đề mục có dấu (:) để dưới đó trình bày từng chi tiết.
- Giữa giờ và phút. Ví dụ: 8:30 sáng, 7:45 tối
2. Trong lời chào hỏi của loại thư giao dịch hoặc gửi cho các cơ quan. Ví dụ:
Kính thưa thủ tướng:
Thưa ngài:
Kính thưa giáo sư:
Thưa ông giám đốc:
3. Còn thư thân mật gửi bạn bè, gia đình thì dùng dấu (,). Ví dụ:
Anh Tư thân mến,
Thưa chị Ba,
4. Và phần chào hỏi kết thúc bức thư:
Trân trọng kính chào,
Chúc anh chị và các cháu vui vẻ,
Kính thư,
Chấm phẩy/chấm phết
Dùng để nối kết hai mệnh đề mà không cần dùng những chữ như “và”, “nhưng”, “hoặc”. Ví dụ:
Tòa tuyên án xong; mọi nguời âm thầm rời phòng xử.
Nhạc trưởng đưa tay lên; dàn nhạc bắt đầu.
Thầy bước vào; cả lớp im phăng phắc.
Thành công đó; thất bại cũng đó.
Theo nhận xét riêng của tôi, hình như càng ngày người ta càng ít dùng dấu (;)
Dấu trích dẫn
1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình trích dẫn chứ không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của tác giả trong các truyện. Ví dụ:
Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Thằng bé nhõng nhẽo, “Mẹ cho con ăn cà-rem đi.”
Tuy nhiên, nếu trong câu trích dẫn lại có một lời trích dẫn của người khác thì dùng ngoặc đơn.Ví dụ: Bài tường thuật của một phóng viên:
Trong cuộc họp báo, bà bộ trưởng nói như sau, “Tôi nghe đích thân thủ tướng chỉ thị ‘phải giải quyết mau lẹ nhu cầu của người dân,’” rồi bà tuyên bố tiếp, “chúng tôi sẽ nghiêm chính thi hành.”
2. Dùng ngoặc kép cho tựa đề của truyện, bài thơ, bản báo cáo, phúc trình, tựa đề và chương mục của cuốn sách. Ví dụ:
Bản nhạc “Cầu Sông Kwai” đã làm cuốn phim trở nên sống động.
Tiểu thuyết “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh đã làm say mê bao thanh niên, thiếu nữ Hà Thành lúc bấy giờ.
Bản phúc trình “Nạn Buôn Bán Nô Lệ Tình Dục” của LHQ đã làm xúc động lương tâm nhân loại.
“Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của Nguyễn Du ảnh hưởng bởi giáo lý Từ Bi của Đạo Phật.
Bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư dù nói về tình yêu, nhưng có âm hưởng nhẹ nhàng, thanh thoát.

Tài liệu tham khảo: McDougal, Littell LITERATURE
Bài được đăng Thứ Bảy, 21 Tháng Tám 2010 trong mục Biên khảo.
Nhận xét về “Cách Chấm Câu”
Chủ Nhật, 22 Tháng Tám 2010 lúc 9:31 Sáng
[...] Cách Chấm Câu [...]
Chủ Nhật, 22 Tháng Tám 2010 lúc 11:46 Sáng
Có vài lỗi:
Thứ nhất: dấu phảy (,) trước (không phải là sau) các (coordination conjonctions) và. nhưng, nhưng mà…tuy nhiến…
Thứ hai: Tiêu đề sách hoặc là trong ngoặc kép hoặ là viết nghiêng, ví dụ: “The Sun Rises in the West” by Phan Vũ hay là The Sun Rises in the West viết Italic. Viết nghiêng và trong ngoặc kép là sai.
Mời ông xem lại.
Mai Đạt:
Thứ Ba, 24 Tháng Tám 2010 lúc 8:37 Sáng
Chào chú,
Cảm ơn chú đã làm trang web này, nhờ nó cháu học hỏi được rất nhiều. Nếu có thể được xin chú cho thêm vào mục “cách chấm câu” cách đặt các dấu trong câu văn, thí dụ dấu phẩy (,) dấu nặng (.) hay các dấu khác. Cháu thấy mọi người đặt lung tung quá. Thí dụ:
Nguyễn Trãi có viết : “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn , lấy chí nhân mà thay cường bạo “. (chưa đúng)
Nguyễn Trãi có viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. (hoàn chỉnh)
Các dấu (:), (,)… phải đặt sát vào cuối câu rồi chừa một khoảng cách (space)
Chân thành cảm ơn chú, chúc gia đình chú luôn mạnh khỏe, và nhiều may mắn.
Chào chú,
Mai Đạt
Nghiệp Trần:
Thứ Hai, 30 Tháng Tám 2010 lúc 12:49 Sáng
Nếu căn cứ vào cách viết hoa trong văn chương Mỹ vê Chúc vụ
Với thí dụ trong bài viết này ở phần :
Dấu trích dẫn
1. Dùng để phân biệt đây là câu nói mà mình trích dẫn chứ không phải lời của phóng viên, người viết phóng sự hoặc của tác giả trong các truyện. Ví dụ:
Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Xin giải thích vì sao các chữ ” thủ tướng ” và ” hiệu trưởng ” không viết hoa ?
daovanbinh:
Thứ Ba, 31 Tháng Tám 2010 lúc 8:43 Chiều
Thưa bạn Nghiệp Trần,
Trong hai ví dụ:
Trong cuộc họp báo thủ tướng tuyên bố, “Tôi sẽ áp nghiêm chỉnh luật đầu tư.”
Ông hiệu trưởng cho biết, “Trường chúng tôi là trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao nhất.”
Hai danh từ kép “thủ tướng” và “hiệu trưởng” nói ở trên là hai nhân vật. Vì không có tên đi kèm cho nên không viết hoa. Nếu có tên đi kèm thì phải viết hoa. Ví dụ: Thủ Tướng Churchill tuyên bố…hoặc Ô. Hiệu Trưởng Nguyễn Văn A cho biết…
Nhưng cũng hai danh từ trên, khi minh định tước hiệu thì phải viết hoa. Ví dụ:
1. Bộ Giáo Dục đã quyết định, tất cả Hiệu Trưởng các trường trung học đều được tăng phụ cấp chức vụ.
2. Tại Anh Quốc, Thủ Tướng điều hành toàn bộ nền hành chánh quốc gia, Thủ Tướng điều trần trước Quốc Hội về những vấn đề của đất nước và Thủ Tướng lãnh đạo chính sách ngoại giao.
3. Trong một bức thư (gửi cho Thủ Tướng Churchill chẳng hạn)…thì mọi chữ “thủ tướng” trong thư đều phải viết hoa. Ví dụ: “Chúng tôi kính mong Thủ Tướng lưu tâm tới thỉnh nguyện này. Kính chúc Thủ Tướng và Phu Nhân nhiều điều tốt lành. Trân trọng,”
Cám ơn bạn đã có ý kiến để làm sáng tỏ thêm về Quy Tắc Viết Hoa, cần phải được đa số chấp nhận và sau một thời gian dài mới trở thành tập quán.
Đào Văn Bình
Nghiệp Trần:
Thứ Năm, 21 Tháng Mười 2010 lúc 9:12 Sáng
Cám ơn hồi đáp với lời dẫn giải của huynh trưởng
Chúc sức khoẻ
Thứ Năm, 6 Tháng Một 2011 lúc 9:12 Chiều
Đọc phần trình bày về dấu gạch nối (hyphen), xin góp ý như sau:
1) Ngày nay, trong văn chương Anh–Mỹ–Úc, có dùng thêm 2 loại dấu gạch ngang (dash): gạch N (en dash –) và gạch M (em dash —). Gạch N dài hơn dấu gạch nối, và gạch M là dài nhất. Có thể đọc thêm:
2) Ông viết: … “Một đôi khi dấu (,) không đủ mạnh để tách biệt hai sự kiện, hai ý tưởng, người viết xử dụng gạch nối (-) để phân biệt.” Trong trường hợp nầy, văn chương Anh–Mỹ–Úc sẽ dùng “gạch M”, không dùng gạch nối.
3) Gạch N dùng cho một từ kép, trong đó có 2,3 chủ thể tương đương (thí dụ: quan hệ Việt–Mỹ, văn chương Anh–Mỹ–Úc) hoặc để chỉ giới hạn của một nhóm (thí dụ: thời hạn 2–5 năm, trọng lượng 5–10 kg).
Kính
Nghiệp Trần:
Thứ Sáu, 16 Tháng Ba 2012 lúc 8:36 Sáng
Đề nghị “Trang chủ”
1- Nhắc thêm cách giữ khoảng trống sao cho đúng để mọi người có lưu ý hơn (vì vô ý nên gặp phải lỗi này khi viết) trong câu chữ viết, trước và sau các dấu: chấm (.), phảy(,), dấu chấm phẩy (;), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu gạch nối (-), dấu ngoặc kép (“), dấu ngoặc đơn (() , nhóm chữ trong 2 dấu ngoặc kép (” …..”) và trong 2 dấu ngoặc đơn (( ……)) .
2- Xin lỗi! Không biết là đã có bài viết về ” Cách bỏ dấu hỏi ngã” chưa “(chữ dấu hỏi và dấu ngã), nếu chưa, xin đề nghi có thêm bài viết này, hầu giúp cho chữ Việt thêm tỏ rỏ …
Đa tạ
Thanh Tran:
Thứ Hai, 30 Tháng Tư 2012 lúc 2:26 Chiều
Em đã 42 tuổi. Học hết lớp 9. Giờ đọc bài này cảm thấy bổ ích vô cùng. Vì rất ít cầm viết nên không chú ý đến những cái tưởng như nhỏ nhặt, lại vô cùng lớn lao này.
Không biết bác có đúng 100% hay không. nhưng bác đã làm được một việc bổ ích mà ít người nghĩ ra. Mong bác có nhiều bái khác hay, ngon và bổ giống vầy…:))
Phuong:
Thứ Năm, 27 Tháng Chín 2012 lúc 5:36 Chiều
Xin hỏi bác Bình câu thí dụ sau đây :
Mẹ nói, ” Hôm nay là ngày giỗ ông nội, các con phải ở nhà.”
Câu thí dụ trên hình như sai.
” Hôm nay là ngày giỗ ông nội ” là một mệnh đề độc lập .
“Các con phải ở nhà ” cũng là một mệnh đề độc lập .
Nối hai mệnh đề độc lập này với nhau phải dùng dấu ” ; ” mới đúng.
Xin bác Bình cho ý kiến.
Ngọc Lan:
Thứ Ba, 3 Tháng Mười Hai 2013 lúc 7:59 Sáng

Thưa bác: Cho phép cháu được hỏi về vấn đề đó là cách để xác định một câu trong Tiếng Việt có căn cứ hoàn toàn vào dấu câu không? Thường thì là dấu chấm(.). Tuy nhiên cháu vẫn thắc mắc trong ví dụ này:
Tôi vừa chải tóc vừa nói rằng:
- Chiều nay tôi đi học.
và câu. Tôi vừa chải tóc vừa nói rằng: Chiều nay tôi đi học. Có sự khác nhau về số lượng câu không?
Vậy sau dấu hai chấm thể là một câu đúng ngữ pháp không? và có thể căn cứ vào dấu hai chấm để xác định số câu hay dựa vào yếu tố khác.
Cháu xin cảm ơn!
4.2. Chủ ngữ
Chủ ngữ trong phần lớn các trường hợp mang ý nghĩa chỉ người và sự vật nhưng
nó có thể có các ý nghĩa khác. Chủ ngữ có thể được phản ánh bằng danh từ,
danh ngữ, đại từ, tính từ, tính ngữ, số từ, động từ, động ngữ.
n Chủ ngữ là danh ngữ:
Ví dụ:
Cả Thứ và San cùng hơi ngượng nghịu.
Những di vật ở dưới đất là một kho tàng rất quý báu, vô giá.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = <Danh từ/ngữ>

o Chủ ngữ là cụm C-V:
Ví dụ:
Cách mạng tháng tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Chủ ngữ> <Vị ngữ>

p Chủ ngữ là kiến trúc: “ <Từ phủ định> <Danh từ> <Đại từ phiếm định>”.
Ví dụ:
Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Từ phủ định> <danh từ/ngữ> <Đại từ phiếm định>

q Chủ ngữ là kiến trúc: “ có ( phiếm định) <Danh từ>”
Ví dụ:
Có những điều anh hỏi nghe thật buồn cười.
Mô hình tổng quát:  32
 <Chủ ngữ> = có <Danh từ/ngữ>

r Chủ ngữ là kiến trúc: “ <kết từ> <danh từ>”.
Ví dụ:
Gần sáng là lúc người ta hay ngủ say.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = <Kết từ> <Danh từ/ngữ>

s Chủ ngữ là kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian.
Ví dụ:
Từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = từ <Danh từ/ngữ> đến <Danh từ/ngữ>

t Chủ ngữ là ngữ cố định:
Ví dụ:
 Chỉ tay năm ngón thường làm hỏng việc.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = <ngữ cố định>

u) Tĩnh lược chủ ngữ
 Trong hoạt động ngôn từ, chủ ngữ là thành phần dễ bị tỉnh lược so với vị
ngữ. Tỉnh lược đưa đến hai hệ quả: i) chủ ngữ hiểu ngầm; và ii) chủ ngữ zero.

i) Chủ ngữ hiểu ngầm: Chủ ngữ hiểu ngầm có thể khôi phục lại được và có thể
hiểu qua văn cảnh. Ví dụ:
“Huế ơi quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười” (TH)
Ai nhớ? Chủ ngữ được hiểu ngầm ở đây chính là tác giả.
 Chủ ngữ hiểu ngầm thường thấy trong các trường hợp sau đây: 
a. Chủ ngữ là một trong những người đối thoại
Ví dụ:
- Muốn về chưa?
- Chưa.

b. Chủ ngữ là chính tác giả.
Ví dụ: Lời quê góp nhặt dông dài (ND)

c. Chủ ngữ là nhân vật đang được nói đến trong câu chuyện.
Ví dụ:
 “ Đã nghe nước chảy lên non
 Đã nghe đất chuyển thành con sông dài”

d. Chủ ngữ là cái chung phổ biến. Loại này thường thấy trong các thành ngữ,
tục ngữ.
Ví dụ:
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

ii) Chủ ngữ zero. Chủ ngữ này có đặc điểm là người nói chú ý hướng tới sự tồn tại của hiện tượng chứ không chú ý đến bản thân hiện tượng. Đó là những câu định danh, câu tồn tại với động từ có.
Ví dụ:
 Nhiều sao quá!
 Có thực mới vực được đạo!
 Cháy nhà!

Chủ ngữ hiểu ngầm hay là chủ ngữ rút gọn thực tế vẫn tồn tại trong ý thức người nói. Về mặt ý nghĩa, câu có chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ ngữ hiện diện. Chủ ngữ rút gọn thường thấy trong các câu có ý nghĩa miêu tả, tính chất và quá trình. Chủ ngữ zero có trong câu có ý nghĩa tồn tại.  
Chưng hửng.
Chúng tôi vào viện dưỡng lão. Thật ra nơi này có nhiều bệnh nhân còn trẻ, gia đình không người chăm sóc. Chúng tôi gặp một người đàn bà trẻ. Cô ta chăm sóc cho chồng tỉ mỉ, chu đáo với nét mặt tươi vui.
Sau khi biết được chồng của cô này bị thần kinh, nằm liệt giường đã mười năm. Chị trưởng toán đến khuyến khích: “ Cô cố gắng nghe, bệnh nhân là ruộng phước tốt nhất cho ai bỏ tâm chăm sóc ”
“ Dạ cảm ơn Dì” cô ta trả lời và mời mọi người ra phòng khách.
 Sau khi kiên nhẫn ngồi nghe một loạt lời khuyên, cô nói tiếp: “ Dạ con không biết nhiều như Dì chỉ dẫn, nhưng khi chăm sóc cho ảnh con dzui lắm. Con cảm thấy đây là dịp may cho con tập chịu đựng, kiên nhẫn, bớt tham ăn, không có thì giờ chưng diện đua đòi…nhiều, nhiều lắm. Ban đầu vượt qua cũng khó nhưng riết cũng quen. Đôi lúc con nghĩ lại, con cảm ơn ảnh đã từ từ biến con từ người ăn chơi, đòi hỏi, hoang phí tiền bạc, thì giờ... Bây giờ con quên luôn nhảy đầm, đàn đúm, shopping, kim cương, hột soàn …Sống đơn giản, sắp xếp thì giờ để được săn sóc ảnh tốt hơn…Vậy mà dzui. Cái dzui này ngộ lắm…không biến mất...”
“Tình trạng sức khỏe của chú ra sao?”
“Tốt hơn mơ ước. Hễ rảnh con tới đây, ngồi niệm Phật cho ảnh nghe. Người gỗ, người thực vật…ai nói gì mặc kệ, con không biết gì hết, chỉ NAM MÔ A Di Đà Phật. Vzậy mà bây giờ ảnh cũng biết niệm theo con. Không có con, ảnh niệm theo máy. Dạ hồi đó Bác Sĩ chê…cái kiểu như nằm chờ chết đi dzậy. Bây giờ ảnh ngồi dậy được, tự xúc cơm ăn…Ảnh giỏi lắm.”

Sau khi nói chuyện, chúng tôi thấy cái gì… chưng hửng…


Người vợ đã gieo trồng và canh tác trên miếng ruộng phước bất động này…
Kinh Địa Tạng.
Phật hiện thần thông lên cung trời Đao Lợi, thuyết pháp độ Thánh mẫu.
Mục đích kinh này là chỉ phương pháp độ cha mẹ. Ngài Thích ca thành Phật mới độ cha mẹ được.

Mới vào kinh, Như lai mỉm cười phóng ra nhiều loại vừng mây. Hãy đọc cho kỹ sẽ thấy những vừng mây này không phải là mây thông thường…sáng… Trí huệ…từ bi…phước đức… toàn là các đức hạnh giải thoát… Có mây thì có mưa…mưa pháp…những pháp…những phương pháp cứu giúp, độ cho cha mẹ…

Nhìn vào đại chúng tham dự nghe thuyết pháp, ta hiểu pháp này dạy điều gì. Trời rồng hội họp...quỷ thần đều quy tụ… tất cả trông chờ mưa pháp. Nhờ thần lực của Phật mà các loại quỷ, thần có cơ hội tham dự. 
Tu tâm. Ta thử hỏi thành phần tham dự này tương ứng với những gì trong tâm ta. Đại khái những tâm xấu ác nhờ tính từ bi, mở vòng tay ôm ấp, thương yêu mới có cơ hội tham dự vào năng lực đức hạnh của tâm…Ví dụ Đạm huyết quỷ vương…tức cái tâm ham muốn ăn thịt, các chất có máu tanh…dừng lại…để tham dự, để hấp thụ những thứ tinh khiết hơn các pháp mà vào kinh Phật đã phóng ra (vầng mây, ánh sánh, trí huệ, từ bi v.v…) Đừng có nghĩ một chiều, đại vũ trụ có các ông thần này nọ đến dự hội mà nên hiểu kinh nói đến cái tiểu vũ trụ nữa, các hạt giống trong tâm thức chưa tốt đang tiến lên chuyển hóa…Tất cả, tất cả đều diễn tả cái tâm…tu tâm…kinh nào cũng chỉ dạy tu tâm…hãy nhìn mọi hình ảnh như những hạt giống trong tâm…không hiểu kinh qua nghĩa đen từng chữ…

Kinh cứu độ cha mẹ mà có tên là Địa Tạng. Sức chứa của đại địa. Sức chứa của tâm (tàng thức). Tâm địa. hai chữ này đôi khi đi đơn lẻ: tâm hoặc địa. tạng là sự chứa đựng. Đại địa chứa đựng, dung nạp mọi thứ. Chất dơ, độc đến đâu, chôn vào đất đều được đất hóa giải. Tàng thức cũng vậy, chứa tất cả các hạt giống nghiệp: tốt, xấu, trung tính…Điạ Tạng Bồ Tát. Thêm hai chữ Bồ Tát vào. Bồ tát là tính giải thoát, giác ngộ…Vậy rõ ràng là những hạt giống trong tạng thức được chuyển hóa để giải thoát…Tên kinh là thế…chẳng thể đọc tên kinh là Điạ Tạng mà trong tâm cứ ôm khư khư hình ảnh quả đất…hễ thấy có chữ địa thì cứ khăng khăng là đất…

Người trực tiếp nghe giảng, thưa thỉnh là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát…Đại diện cho trí huệ bậc nhất…Nếu kinh này thuộc loại mê tín thì người thưa thỉnh không thể nào là ngài Văn Thù…Chớ có vội vàng buông những kết luận bộp chộp. Nhất là những người chưa hề đọc hết một quyển kinh…có thể đọc hết nhưng đọc chém quắng…Trong khi kinh nào cũng vậy, từng lời từng chữ có ý nghĩa sâu sắc…có sức mạnh chuyển hóa tâm chưa thiện…

Quyển kinh này, Ngài Mai Thọ Truyền đã giảng tường tận. Ai chưa hiểu thì hãy vào web mà tìm kiếm (search: Mai Thọ Truyền) mà học hỏi.
Tôi nói vài điểm vòng vo ngoài lề thôi.

Kinh có đề cập đến địa ngục. Có người tự cho mình thông thái tuyên bố: “ Tôi thì ngu dốt lắm, nhưng tôi biết nếu khoan xuyên quả đất thì mũi khoan sẽ lòi ra ở nước Úc. Chả có địa ngục gì cả. Nhảm nhí.”
Xin thưa địa ngục là tâm cảnh. Ông làm sao khoan được  tâm ý. Lòng ta tức tối, nóng bức là ta đang sống trong địa ngục…Đơn giản như vậy. Điạ ngục trong ba biển nghiệp. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp…địa ngục trong ba biển nghiệp…Kinh Địa tạng này nói rõ…Nhưng vì thói quen cứ cho nó là vật hữu hình…Tâm chúng sanh, tâm con người giây phút này sống trong địa ngục, giây phút khác sống như ngạ quỷ (lúc nào cũng nghĩ đến thuốc bổ, đồ ăn, nấu nướng…lúc nào cũng muốn o bế cái thân tứ đại, hợp đó tan này.), giây phút kế tiếp tâm sống như súc sanh, dục lạc, hoan lạc, hưởng thụ, thoa hương, ướp phấn hấp dẫn nữ nam khác phái (nếu có đi ngang qua, kẻ khác phái chỉ lung lạc giây phút nhưng người dùng thì mùi hương quyến rũ ái dục này xông ướp tâm hồn suốt ngày vì chính mũi họ cũng ngửi mà), đờn ca, múa hát là một dạng của ỷ ngữ (có tính thúc dục, khơi dậy những cảm xúc bất thiện nhiều hơn cảm xúc thiện; nó khiến người xem nghe mê mệt, khóc cười theo cảnh giả…tuồng…hề…)

Kinh đã nói trong ba biển nghiệp…Nói rõ như thế nhưng ai nấy cứ mường tượng ra cái biển…sóng đập ầm ầm…

Thánh nữ Bà La môn cứu mẹ. Bà La môn là người đức hạnh lại còn là thánh nữ…người có đức hạnh cao…được mọi người tôn vinh là thánh….Ông Phật  tên là Quán Tự Tại Vương Như Lai….Kinh nào cũng có một vị, hai vị nào đó có tên là Quán Tự Tại. Quán Tự tại rất quan trọng trong giáo lý Phật. Phải thu nhiếp tâm, quán sát tâm mình để được tự tại, sống trong giây phút mình đang sống…Ngài A Nan, khi nằm xuống nghỉ, ngài không rời tâm ý quán sát…Ngài từ từ nghiêng mình, tâm ý vẫn biết rõ  nằm…nằm…nằm…Ngài thiền …Quán tự tại từng sát na như thế…Ngài đột  nhiên đạt đạo…

Người thánh nữ này phải về nhà, ngồi xuống thu nhiếp tâm, nghĩ tưởng quán tự tại…Không phải niệm bô bô tên Phật mà chuyển hóa tất cả tâm vương…tâm sở… đến tình trạng Như Lai…Tâm không còn dính mắc, thanh tịnh…tự tại….as is….Có nghĩa muốn cứu mẹ, phải giác ngộ…phải Như Lai…Đó là phương pháp tu để cứu cha mẹ… Y chang như Phật Thích Ca , thành Phật mới lên cung trời Đao Lợi độ cho mẹ…Thành Phật thì sẽ độ được người thân…

Tụng kinh Địa Tạng phải hiểu rõ như vậy…Muốn cứu cha mẹ không phải tụng ê a kinh Địa Tạng cho mọi người cầu xin…yên tâm…Nhưng tụng cho người nghe hiểu thấu…phải giữ tâm thanh tịnh…người nghe phải biết tu tập. Tu (sửa thân, tâm), tập tức là hành trì …cho có định, huệ… giải thoát… thanh tịnh….như lai…thành bậc giải thoát, giác ngộ.

Tụng kinh Địa Tạng mà người trong nhà chẳng thèm nghe, chẳng hiểu…bày ra, dàn ra tiệc tùng…máu tanh nồng nặc trong nhà…Tâm thèm máu tanh…đạm huyết quỷ vương hoành hành trong tâm…hạt giống, chủng tử quỷ vương này đâu có cơ hội chuyển hóa…quỷ vương này đâu có được Phật tâm ôm ấp…khai hóa…
Một chủng tử xấu ác trong tàng thức của người nhà hoặc người nghe không chuyển hóa…không huân tập đức hạnh mà bôi cho lem luốc hơn lên những thói hư, tật xấu…máu tanh, rượu nồng, hun đúc, tô bồi tâm hồn…

Đau lòng lắm. Tôi tụng kinh cho em ruột mình, mà lòng đau đớn, xót xa vì lời thánh hiền bị lòng cao ngạo của những người đáng lẽ phải nghe phải chung sức cầu nguyên, họ bịt kín lỗ tai, ngược lại tâm họ đang có những mùi vị cua ram, bò thui, cá nướng…dâng lên cúng dường…họ đang cúng dường tâm họ như vậy…họ đang bày vẽ nhau rèn luyện tâm ý…Với họ những loại tâm như vậy mới là tâm không máu lạnh, tâm đầy tình thâm họ gọi là…tâm cứu độ người quá vãng…
Mô Phật. Thí, anh muốn cúng dường cho em tâm thanh tịnh, một niềm vui không gì có thể cắt đứt. Cầu nguyện cho  em luôn sống trong niềm vui như vậy. Anh không tham gia những cúng dường cho người còn sống những thú vui khoảnh khắc, đầy tội lỗi và chán chường…

Hãy tìm đọc bài giảng của ngài Mai Thọ Truyền…

Trong nghĩa trang, không biết bao nhiêu kẻ chết non…Mới ngày nào tôi khâm phục Thượng Tọa Thích Thanh Tân là một người võ công, có khí lực, thể lực cường tráng, tướng hảo uy nghi…Tu học với Thầy hai tuần, tôi kính mến Thầy lắm. Thầy qua đời nhanh như cái búng tay…
Tóc bạc, lưng đau, toàn thân ê nhức…Đến một lúc…đã đến lúc… một đường thẳng…gạt bỏ các thứ lung tung…trong trò chơi xoay mòng mòng hàng tỷ hướng…mọi áp lực đều do tâm tạo…khỏi ngụy biện lôi thôi…

Tôi xin chào…tôi đi tụng kinh cầu siêu cho Thím H…Ngày mai gia đình họ Đỗ làm lễ phát tang…10 giờ sáng mai, chúng tôi phải đến chùa cầu siêu cho nhiều người, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho Thím…có lẽ cùng giờ phát tang…xin cùng góp lời cầu nguyện với Tố, Tâm và các em…Chúng ta cùng nhau góp phần vào năng lượng tâm linh để chuyển hóa cho tâm thanh tịnh sớm khai mở, sáng soi cho hương linh...