Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Trí huệ (sư Thích sán Nhiên)

Hai câu treo trên tường:
Trí - biết mình-biết người-kẻ trí
Tâm đừng hẹp hòi-khí đừng hung hăng-tài đừng bộc lộ.

Trí tuệ, huệ,trí _ba chữ này một nghĩa. trí huệ panna- huệ nana
 Trí tuệ là hiểu biết rõ ràng (wisdom)_liễu tri_thấu triệt_thông suốt.

 Pháp :
1) trạng thái : liễu tri, thấu suốt_Pháp thật tánh, thực tính
2) Phận sự: sát trừ si mê, mờ ám_ thấu triệt đối tượng (cảnh) một cách rõ ràng,
3) Sự thành tựu: không còn mê mờ, không còn nhiễm đắm cảnh (thế gian)_hiểu rõ thực tính: VT, Kh, VNgã.

 Nhân cần thiết để phát sanh trí tuệ:
Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc....khổ nhân...như vậy ai cũng có nhưng thực tính khổ trong mỗi người mỗi khác....Gọi là pháp thực tính...Mỗi người phải tự quán sát pháp thực tính này trong mình mà tu, mà sửa đổi để trở về gia tài sẵn có của mình (trí huệ).
Nhân sanh trí tuệ:
1) An tịnh (passathi)
2)Tác ý khôn khéo yonico manasikana
3) Tục sinh tâm tam nhân (vô tham, vô sân, vô si)
Nhân lúc giảng, thầy khuyên tụng đọc kinh phải hiểu nghĩa kinh mà tu tập đúng theo lời kinh dạy.
Trong tu tập, nên hòa đồng cùng học, cùng tập; nhưng chứng đắc như thế nào thì tùy theo từng cá nhân...Một mình chứng đắc...Không ai tu tập thế cho ta, không ai chứng đắc giùm ta...Sống chung đụng tránh đa sự: Thủy thái thanh ắt vô ngư. Nhân đa sự ắt vô trí. (Đa sự là ôm đồm nhiều quá, quyậy nhiều quá)

Có tám loại sức mạnh, người trí chỉ cần chuyển hóa, tu tập 6, 7, 8
1) Sức mạnh của trẻ thơ là___tiếng khóc
2)  sức...                      phụ nữ là___hờn dỗi
3)   ....                   kẻ cướp là____vũ khí
4)  .....                    nhà vua là ____uy quyền
5)    ....                  kẻ ngu là ____áp đảo (kệ tui)
6)  .....                    Bậc hiền trí là ___cảm hóa nhờ tình thương và trí tuệ.
7).....                     bậc đa văn là ____thẩm sát, suy tư, động não.
8) .....                    bậc sa môn _____Nhẫn nại

sa môn ( samana có 3 phận sự:  1) tu sĩ 2) khất sĩ (hóa duyên phận sự) 3) ẩn sĩ.  (samôn không cần phải xuất gia)

Trí huệ - Biết pháp chưa từng biết ...không cần biết hết pháp thế gian. (không cần, không nên, Phật không dạy)
            -Hiểu pháp chưa từng hiểu..............như trên............................................................
            -Thấy pháp chưa từng thấy ............như trên...............

* Chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt (pháp thực tính)....biết tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung...
Biết những gì trong ta, ngoài ta, chung quanh ta và mong muốn thành đạt.

Diệt trừ tham, sân,si  cùng mười bất thiện phải tu giới định huệ    Cách tu Thiền chỉ, thiền quán (vô thường, khổ, vô ngã) để đến niết bàn.

Nuôi dưỡng trí tuệ...làm sao có trí tuệ lâu dài....gồm ba điều không cần thiết lắm:
1) Nuôi dưỡng trí huệ  không bỏ, không cầu
2) Không thân cận kẻ tà kiến (Ví dụ: kẻ lạy tượng phật quý giá, nổi tiếng__Người chánh kiến lạy, kính lễ công đức, ân đức Phật trong mỗi lạy)
3) Thân cận, cung kính bậc hiền triết  Để phân biệt thầy giảng rõ:
a) trí thức puggala người học cao, hiểu rộng nhưng không tu tập thiện đức
b) thiện tri thức manissa (mano) có tu tập thiện đức.
c) bậc hiền trí pandita
d) thánh nhân ariya.

4) Điều thứ tư cần thiết. Thường xuyên quán sát cao siêu/ thậm thâm nhờ vipassana quán VT, Khổ, V Ngã.

Thầy nhắc đến kinh chăn bò....đếm bò cho người....Tu tập phải tự lực đừng có chăn bò thuê cho người...Ai tu nấy chứng...Chứng đạo luôn luôn một mình...tinh tấn một mình...chứng đắc một mình...

Cửu nghiệp trí...9 thứ sinh trí huệ:
1) thuyết pháp cho người nghe
2) Dạy nghề vô tội (chỉ có nghề tu) Nghề nào cũng có nghiệp lành hoặc ác. Trong kinh có nói đến một pháp sư giảng sai; không theo Phật pháp mà theo ý kiến sai lầm cá nhân cao ngạo, chê pháp Phật dạy; bị đọa làm con rắn (cá) khổng lồ màu sắc rực rỡ nhưng lăn lộn sống trong vũng lầy...mình miệng phát ra mùi thúi.
3) tạo nghiệp vô tội
4) Kính trọng người dạy ta/ thuyết pháp...tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư. có lòng cầu pháp, không cống cao, ngạo mạn, bịt tai, che mắt của hạng người áp đảo kệ tui....mà phải bất sỉ/ hạ vấn...hạ mình học hỏi

maha bát nhã ba la mật đa....bát nhã (panna trí tuệ)...ba la mật đa (paramitta)

5) làm việc thiện nguyện sanh trí tuệ. (không danh, không lợi, không thế gian pháp)
6) Lo sọan dịch kinh pháp cao siêu (tất cả mọi người cùng nhau làm...tùy hỷ)
7) Ưa thích bố thí chánh pháp (chánh pháp, biết tà lập tức ngừng0
8) Thỉnh nguyện người nói pháp cho ta nghe, hạ mình xuống, không vì danh lợi mà cầu
9) Cầu tài/ nghề/ hành nghề cao siêu

Do chính mình đi đến đạo quả...trên đường tu học cần có bạn (ăn cơm có canh...tu hành có bạn), song chí có đơn độc cá nhân dặt đạo quả..

Trong bài kinh chuyển luân (bài pháp đầu tiên Phật giảng cho 5 anh em Kiều trần Như) nói đến khổ khổ (dukkha dukkha)
Về thân và tâm : Sanh lão bệnh tử (khổ phổ biến), ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc (khổ cá biệt) …sầu, bi, khổ, bi, ai (khổ tâm)…Ngũ uẩn (khổ luân hồi)

4 năng nhiếp lực…đủ khả năng thuyết phục ta, người, chúng sanh.
Sarigahabala

1)    bố thí…(cho ra)…thí pháp
2)    Ái ngữ: Lời nói tốt gồm ái ngữ trong luân hồi khác với ái ngữ không luân hồi.
     Thuyết pháp có thể làm mất lòng người nghe nhưng đó là ái ngữ giải thoát. Khác với những lời làm hài lòng (giao tế nhân sự) không đem an lạc lâu dài cho người nghe mà đôi khi có phản ứng ngược lại khiến người nghe đắm nhiễm thích thú giả tạo đó mà càng ngày càng đắm chìm vào vòng ái luyến, ái dục nhân gian thấp hèn…
3)    Lợi hành:
4)    Tin, giới, bỏn xẻn, chưa có trí  tứ lợi hành là tín Tam bảo, giữ giới, Xả ly trừ bỏn xẻn, gieo giống trí huệ.
5)    Đồng sự: Chung vui, chia khổ,…Không nên nói chuyện khổ cho người khác nghe….cùng nhau tinh tấn, tiến hóa đến đạo quả Niết bàn.

Có năm quả báu:
1)    không lo sợ…tiền, tài
2)     kh...      ……..chuyện xấu
3)    …………pháp luật
4)     ………..chết
5)    ………sa vào 4 cõ khổ địa ngục ngạ quỷ suc1 sanh atula

Có bảy pháp trau giồi trí tuệ

1)    thường xuyên suy gẫm lời hay của đức Phật (VT K VN)
2)    Thân tâm luôn sạch sẽ
3)    Luôn luôn ngũ quyền cân bình
4)    Tránh xa người vô trí
5)    Thường quán sát pháp vi diệu cao siêu
6)    Luôn tầm cầu bậc trí tuệ
7)    Luôn hướng tâm về quả giải thoát…sửa chữa từng giây, từng phút, từng chút một gọi là giải thoát.

Luôn lấy trí tuệ làm đầu

Thật xa thật xa khoảng cách hai bờ đại dương
Thật xa thật xa khoảng cách thiện và bất thiện


Bốn trau giồi: VT, Khổ, V Ngã, N Bàn chỉ là một  …là trau giồi TRÍ TUỆ.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Be sufficient.

Be sufficient
Nirvana: emancipation from ignorance and the extinction of all attachment.

Sufficient, adequate, enough. The central meaning shared by these adjectives is “being what is needed without being excess”: has sufficient income for comfortable retirement; bought an adequate supply of food; drained enough water to fill the tub.

People tie themselves with many loops and have assigned themselves higher classes and tie themselves more loops and live in snobby ways. 

In the modern world, no race, no class assigned to any person but he, himself set it up and attached to snobby requirements which made him suffered.

When people at whatever age they are, if they know how to look back their enjoyments, always find themselves wasting too much time, money and energy for the nonsense elegance, flauntiness.

Extinguish all attachments.


Even though you are a dentist, a doctor, an engineer, a rich, a king, etc… you choose to live a simple life, you are a wise man.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Chú Đại Bi

Một thời khóa tụng kinh thường bắt đầu bằng bài chú đại bi.

Có ba cách giảng khác nhau. Chúng ta cùng suy xét.

1) Quán Thế Âm Bồ Tát mời chư thiên, long thần, hộ pháp...những người có trách nhiệm và có thần lực đến để ổn định đạo tràng.
2) Quán Thế Âm Bồ Tát hóa hiện chư long thần, hộ pháp...để ổn định đạo tràng.
3) Các thiện thần, ác thần,v.v... vì thực thi đúng như lời nguyện của họ mà đến ổn định đạo tràng; còn về phần hành giả trong đạo tràng nhờ đọc chú Đại Bi này mà sinh định tâm, có ý hướng mở rộng lòng từ bi thu nhiếp thân tâm về một chỗ, tập  trung tâm trí vào lời kinh. Không có định lực thì trí huệ không khai mở.

Mô Phật. Bài này các cao tăng đã giảng nhiều rồi...ai chưa nghe, chưa đọc thì cũng nên nghe, nên đọc...

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Nên đọc_Ngắn gọn_Trong sáng

“If you are having a difficulty, what you must do is face it. Go into your hut. Shut the doors and windows. Wrap yourself in all the robes you own. Sit there and don’t move and face it. Only then can you overcome it.”
Ðaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ: “Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm PhậtHãy tập làm điều này cho thành thói quen.” , dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
Ðức Phật đã thường xuyên nhắc nhở các đệ tử rằng: "tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo duyên diệt".
Hôm nay thầy không đem đến những gì về vật chất cho con, mà chỉ đem đến những lời dậy của Ðức Phật. Con phải hiểu rằng ngay Đức Phật với phước huệ vô biên cũng không thể tránh được cái chết. Khi Phật đến tuổi già ngài đã buông bỏ cái xác thân già yếu và những gánh nặng của nó. Bây giờ con cũng phải tập bằng lòng với những tháng năm con đã ở trong thân xác này. Con phải cảm thấy rằng như vậy là cũng đủ rồi.
Con có thể so sánh thân như những vật gia dụng đã dùng đến lâu năm-- những ly tách, đĩa bàn v.v... Khi con mới có chúng, trông chúng thật là sạch sẽ và bóng láng, nhưng bây giờ, sau một thời gian dài đã dùng lâu, chúng bắt đầu mờ xấu đi. Có cái đã vỡ rồi, có cái thì mất đi, và những cái còn lại cũng tàn tạ dần, chúng không giữ mãi được hình dạng cũ, và đó là bản chất của chúng. Thân của con cũng như vậy - nó thường xuyên thay đổi ngay từ ngày con chào đời, trải qua tuổi thơ ấu và thiếu niên, cho đến tuổi già hiện nay. Con phải chấp nhận điều đó. Phật đã nói rằng những duyên hợp, dù là duyên hợp trong tâm thân hay ở ngoài, đều là vô ngã, bản chất của nó là luôn luôn thay đổi. Khối thịt đang nằm đây suy hoại chính là sự thật. Phật dậy rằng bản chất của thân là như vậy, sanh ra , già yếu đi, mang bệnh rồi chết, không thể nào khác hơn được. Ðó là một sự thật lớn mà con đang gập phải đây. Hãy nhìn thân xác mình với trí tuệ và nhận thức được sự thật đó.
Ngay cả khi nhà con đang bị đe dọa bởi bão lụt hay lửa cháy , dù hiểm nguy ấy có đến cỡ nào, cũng chỉ cho nó ảnh hưởng đến cái nhà thôi. Nếu có bão lụt, đừng để nó ngập lụt tâm mình. Nếu có lửa cháy, đừng để cho lửa cháy tâm mình, mà chỉ cháy nhà thôi, chỉ những gì bên ngoài mình mới bị ngập lụt và cháy thôi. Hãy để tâm buông xả khỏi những ràng buộc. Thời điểm đã đến rồi.
Con đã sống một thời gian lâu dài. Mắt con đã thấy được nhiều hình sắc, tai con đã nghe bao nhiêu là âm thanh, con đã có bao nhiêu là kinh nghiệm trong đời. Và chúng chỉ là thế thôi - chỉ là những kinh nghiệm. Con đã ăn biết bao nhiêu của ngon vật lạ, và tất cả những vị ngon đó chỉ là vị ngon, thế thôi. Những vị dở cũng chỉ là những vị dở, thế thôi. Nếu mắt có thấy một bóng hình đẹp, thì đó cũng chỉ là một bóng hình đẹp, thế thôi. Một hình dạng xấu cũng chỉ là một hình dạng xấu. Tai có nghe những âm thanh hấp dẫn, du dương thì cũng chỉ là như thế, không có gì hơn. Một âm thanh khúc mắc, chói tai thì cũng chỉ là một âm thanh thế thôi.
Ðức Phật dậy rằng mọi chúng sinh dù là người hay là thú , dù giầu hay nghèo, già hay trẻ, không ai là có thể tồn tại lâu dài mãi mãi trong một tình trạng , mọi thứ đều sẽ phải thay đổi và xa rời đi. Ðó là một sự thật sống mà chúng ta chẳng thể nào sửa đổi được. Nhưng điều chúng ta có thể làm được là quán tưởng về tâm và thân này để thấy sự vô ngã của nó, để thấy rằng chúng không phải là "ta" hay "của ta". Chúng chỉ là những thực tại tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó là chỉ của con trên danh nghĩa, con không thể đem nó theo đi đâu được. Cũng như những tài sản, những của cải này và gia đình thân quyến - tất cả cũng chỉ là của con trên danh nghĩa, họ không thực sự thuộc về con, họ thuộc về thiên nhiên. Chân lý này không phải chỉ áp dụng cho riêng con, tất cả mọi người đều phải chịu như vậy, kể cả Phật và những vị đệ tử đã giác ngộ của ngài. Nhưng họ khác biệt chúng ta ở một điểm, đó là họ nhìn mọi việc theo đúng sự thực của chúng, họ thấy rằng nó là như vậy, và không thể nào khác hơn được.
Như vậy chúng ta phải quán chiếu trên thân này, từ gót chân lên đến đỉnh đầu và rồi lại trở xuống chân . Hãy nhìn lại thân mình xem, ta thấy những gì? Có cái gì tự nó là thanh tịnh không? Cò thấy có chất gì trường tồn không? Thân xác này thường xuyên suy hoại dần và Phật dậy rằng nó không thuộc về chúng ta. Nhưng đó là cái lẽ tự nhiên, vì tất cả mọi hiện tượng do duyên hợp đều phải thay đổi. Ðiều làm ta đau khổ không phải là thân này, mà chính là sự suy nghĩ sai lầm. Khi ta nhìn điều phải một cách sai trái, thế nào cũng có sự lầm lạc.
Xem như nước trên giòng sông. Nước chẩy xuôi xuống từ nguồn, nó không bao giờ chẩy ngược, bản chất nó là như vậy. Nếu có một người nào đó đứng trên bờ sông nhìn giòng nước chẩy mà lại điên rồ muốn nó chẩy ngược lại, thì hắn sẽ phải chịu đau khổ. Có làm gì đi nữa, tâm hắn cũng phải khó chịu vì sự suy nghĩ sai lạc này. Hắn sẽ cảm thấy không vui vì quan niệm muốn nước chẩy ngược lại của hắn. Nếu có chánh kiến, hắn sẽ thấy là nước tất yếu sẽ phải chẩy xuôi từ nguồn và khi hắn không nhận thức và chấp nhận được điều đó, hắn sẽ còn phải chịu những bực bội và bất an.
Giòng nước chẩy xuôi từ nguồn cũng ví như thân xác. Thân xác con đã có thời trẻ trung, bây giờ nó già đi và đang tiến dần đến cái chết. Ðừng mơ ước điều gì khác hơn. Ðó không phải là điều chúng ta có khả năng sửa đổi được. Ðức Phật dậy chúng ta phải thấy rõ như vậy và xả bỏ đi những ràng buộc. Hãy an trú nơi tâm niệm buông xả này dù cho con có cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm phậtHãy tập làm điều này cho thành thói quen. Càng mệt mỏi lại càng phải chuyên chú tập trung tư tưởng để có thể đương đầu với những cảm giác đau đớn dâng lên. Khi bắt đầu thấy mệt, hãy ngừng ngay những vọng tưởng, để tâm trí tập trung vào hơi thở. Hãy chuyên chú niệm Phật trong tâm. Xả bỏ đi những vấn đề bên ngoài. Ðừng vướng mắc vào những suy tư về con cái, bà con thân thuộc, đừng bám víu vào bất cứ một cái gì. Hãy buông xả, nhiếp tâm theo dõi vào hơi thở cho đến khi tâm càng lúc càng trở nên tinh tế hơn, những cảm thọ mờ dần và chỉ còn lại một trạng thái tỉnh thức và sáng suốt. Khi đó những cảm giác đau đớn dâng lên sẽ tự lắng xuống dần. Khi tiễn biệt một người thân, chúng ta đi ra nhìn theo cho đến khi khuất bóng rồi mới trở vào trong nhà. Chúng ta cũng theo dõi hơi thở như vậy, Nếu hơi thở thô phù, ta biết đó là thô phù, hơi thở vi tế, ta biết đó là vi tế. Cho đến lúc hơi thở càng ngày càng nhẹ đi, chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi trong khi giữ cho tâm mình được tỉnh táo . Dần dần tâm sẽ không nhận thức về hơi thở nữa mà ở trong một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn. Cái đó gọi là "tri kiến Phật". Sự tỉnh thức và sáng suốt trong tâm ta ấy gọi là "Phật", chỉ cho tính giác ngộ, linh mẫn, trí huệ. Khi chúng ta đạt tới đó, ta sẽ thấy rằng tâm và Phật cũng là một.
Vậy con hãy buông xả, quên đi hết mọi sự để chỉ còn sự hiểu biết sáng suốt trong tâm. Ðừng bị mê hoặc nếu có những ảo giác hay âm thanh. Hãy xả bỏ chúng đi, đừng ôm ấp bất cứ điều gì. Ðừng lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy để tâm tĩnh lặng và con sẽ đạt được trạng thái của tính "không" trong đó không có tiến hay thoái, không có sự ngừng lại, không có gì để bám víu hay ràng buộc vào. Tại sao? Vì không còn có bản ngã, không còn cái "tôi" hay "của tôi". Tất cả đều đã tan biến đi rồi.
Thực hiện được Pháp, con đường đưa đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử, là một viêc chúng ta phải tự mình làm. Vậy hãy tiếp tục buông xả và tìm hiểu được lý Ðạo. Ðừng lo lắng gì về gia đình của con nữa. Bây giờ họ đang như thế, nhưng tương lai rồi họ cũng như con thôi. Không ai trên thế giới này là có thể trốn thoát được số phận đó. Ðức Phật đã dậy chúng ta là phải buông bỏ hết mọi sự giả hợp không thật trên thế gian này. Nếu con buông bỏ được, con sẽ thấy đươc chân lý.
Ngay cả khi con đang thấy mình suy nghĩ cũng không sao cả, miễn sao con biết suy nghĩ với trí tuệ, đừng có những ý tưởng si mê. Nếu nghĩ về con cái hãy nghĩ đến chúng trong sự hiểu biết, không phải trong sự mù quáng ngu si. Tâm con hướng về đâu, hãy nghĩ đến điều đó và hiểu rõ nó, biết rõ thực chất của nó như thế nào. Nếu con có trí tuệ hiểu biết về một điều gì con có thể buông bỏ một cách dễ dàng và không còn đau khổ. Tâm của con sẽ trong sáng, an lạc, và vững chắc vì không bị phân tán. Còn ngay bây giờ thì con phải nương về hơi thở để làm phương tiện trợ giúp cho con. Ðây là việc con phải làm, không ai khác làm thế được. Ðể người khác làm những việc của họ. Con có những việc và trách nhiệm của riêng con và con không cần ôm lấy những trách nhiệm của người khác. Buông bỏ đươc, tâm trí con sẽ được yên ổn. Trách nhiệm duy nhất mà con bây giờ là chuyên chú vào tâm mình và tìm cách làm cho nó được an bình. Hãy để những việc khác cho người khác lo. Sắc, thanh, hương, vị - để lại cho người khác lo. Nếu có bất cứ cái gì khởi lên, lo sợ hay đau đớn hay sự lo lắng về một điều gì đó, hãy nói với nó rằng: "Ðừng có làm rộn tôi. Tôi không còn can dự gì nữa." Hãy tự nhủ như vậy cho đến khi con thấy được Pháp.
Pháp có nghĩa là gì? Tất cả mọi sự đều có thể gọi là pháp. Không có cái gì mà không có pháp trong đó cả. Như vậy cái gì là "thế gian"? Thế gian chính là trạng thái tinh thần bị khích động. "Người này sẽ làm gì? Người kia sẽ làm gì? Họ sẽ xoay sở như thế nào đây?" Tất cả những điều đó là "thế gian". Ngay cả một khởi niệm lo sợ về cái chết hay sự đau đớn cũng là thế gian. Hãy buông bỏ thế gian đi! Thế gian chỉ là thế gian vậy thôi. Nếu để nó xâm chiếm vào trong ý thức, tâm trí con sẽ trở nên tối tăm và không còn nhận thấy được chính nó nữa. Vì vậy mỗi khi có khởi niệm, hãy nói rằng:"Ðây không phải là việc để tôi phải bận tâm. Nó là vô thường, không đem lại sự thỏa mãn và trống rỗng".
Nghĩ rằng mình muốn được sống lâu dài sẽ làm cho ta đau khổ. Nhưng nghĩ rằng mình muốn chết thật mau chóng, đó cũng là sự đau khổ. Những nhân duyên không thuộc về chúng ta, chúng đi theo những luật lệ tự nhiên của chúng. Ta không thể làm được gì với tình trạng thân thể của mình. Ta có thể làm đẹp nó một chút, làm cho nó sạch sẽ và trông hấp dẫn trong một thời gian, như những cô gái môi son má phấn và chải chuốt móng tay , nhưng khi tuổi già đến , tất cả mọi người đều ở trong một tình trạng như nhau. Ðó là điều ta phải chấp nhận với thân vô thường này, ta không thể làm gì khác được. Nhưng đối với tâm trí, ta có thể cải thiện và đưa nó đến chân mỹ được.
Ai cũng có thể xây được một căn nhà bằng gạch đá và gỗ, nhưng Ðức Phật dậy rằng ngôi nhà như vậy không phải là nhà đích thực của ta, nó chỉ là của ta trên danh nghĩa. Nó là căn nhà thế gian và nó sẽ đi theo con đường của thế gian. Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm. Một ngôi nhà bằng vật liệu vật chất ở ngoài có thể đẹp đẽ đấy nhưng không đem lại sự an bình. Ta phải lo âu nhiều thứ về nó, hết viêc này đến việc kia phải nghĩ đến. Vì thế ta nói rằng đó không phải là mái nhà đích thực của ta, nó ở ngoài ta, sớm muộn gì ta cũng sẽ phải bỏ nó lại. Ðó không phải là một nơi ta có thể ở mãi được vì nó không thực sự thuộc về ta, nó là một phần của thế gian này. Thân của ta cũng như vậy, ta tưởng rằng nó là ta, là "tôi" và "của tôi", nhưng thực sự nó không phải như vậy , nó cũng chỉ là một ngôi nhà thế gian khác mà thôi. Thân của con đã trải qua diễn tiến tự nhiên của nó từ lúc mới sanh ra cho đến bây giờ, nay nó đã già và bệnh hoạn, con không thể ngăn cấm điều đó được, đó là cái lẽ tự nhiên phải như vậy. Khi con nhận thấy thân con người phải già đi và chết, con sẽ tìm được sức mạnh và nghị lực. Dù con có muốn thân này tiếp tục sống và kéo dài tuổi thọ đến đâu, nó cũng không làm như vậy được.
Ðức Phật nói:
Anicca vata sankhara
Uppadavayadhammino
Upajjjhitva nirujjhanti
Tesam vupasamo sukho.
Chữ sankhara (samskara) tiếng Phạn nói đến cái thân ngũ uẩn này. Thân ngũ uẩn là vô thường và bất định, vừa được hình thành xong chúng lại biến đi, vừa khởi lên chúng đã qua mất.
Xem như hơi thở, chúng vừa vào , lại phải ra ngay, đó là cái lẽ tự nhiên phải như vậy. Hít vào và thở ra là phải luân phiên với nhau, phải có sự thay đổi như vậy. Thân ngũ uẩn tồn tại qua sự thay đổi. Thử nghĩ xem, ta có thể thở ra mà không thở vào được không? Nếu như vậy ta có thấy tốt hơn gì không? Hay ta có thể nào chỉ có hít vào được không? Chúng ta muốn mọi vật đều thường tồn nhưng không thể nào như thế được. Một khi hơi thở đã vào trong, nó lại phải ra ngay, và khi nó ra rồi nó lại phải trở vào và đó là điều tự nhiên thôi, có phải không? Một khi đã sinh ra chúng ta sẽ phải già đi, phải mang bệnh tật và rồi chết đi, đó cũng là điều hoàn toàn tự nhiên bình thường. Ðó là bởi vì thân ngũ uẩn đã làm xong việc của nó, bởi vì hơi thở ra thở vào phải luân phiên như vậy, nên nhân loại mới còn tồn tại đến ngày nay.
Ngay khi chúng ta vừa sinh ra, chúng ta đã bắt đầu chết. Sự sinh và tử của chúng ta chỉ là một. Cũng giống như cái cây: khi có rễ, tức phải có cành. Khi có cành lá, tức phải có rễ. Không thể nào có cái này mà không có cái kia. Thật là khôi hài khi con người ta mỗi khi đối diện với cái chết là đau đớn khổ sở đến mất hồn và sợ hãi, buồn rầu, trong khi lại sung sướng vui mừng khi có người được sinh ra. Tôi nghĩ là nếu chúng ta muốn khóc, hãy khóc khi có người sinh ra. Vì thực sự ra sinh tức là tử, mà tử tức là sinh, rễ là cành, mà cành cũng là rễ. Nếu ta cần phải khóc, hãy khóc ngay cái rễ, khóc ở nơi sự sinh ra. Hãy nhìn kỹ xem: nếu không có sinh, làm sao có tử. Con có hiểu được điều này không?
Ðừng nghĩ ngợi gì nhiều. Chỉ biết là, "Mọi sự đều phải như vậy". Hiện tại không ai có thể giúp được con, gia đình con hay của cải của con không có thể làm cho con được. Chỉ có chính niệm, sự tỉnh thức mới có thể giúp con được lúc này. Vậy đừng có ngần ngại gì nữa. Hãy buông bỏ hết đi.
Dù cho con có không buông bỏ, mọi sự cũng bỏ con mà đi. Con không thấy sao, trên thân thể con những bộ phận khác nhau đang dần dần suy thoái đi . Tóc con ngày nào còn đen nhánh và dần, nay đã rụng đi. Nó đang bỏ con đi. Mắt con khi xưa sáng và mạnh mẽ, bây giờ mờ yếu đi . Khi những bộ phận đã kiệt lực rồi, chúng sẽ rời bỏ đi; đây không phải là nhà của chúng. Khi con còn là một đứa trẻ, răng con chắc và khỏe; giờ đây chúng lung lay; có thể con còn có răng giả nữa. Mắt, tai, mũi, lưỡi - tất cả mọi thứ đều sẵn sàng ra đi bởi vì đây không phải là nhà của chúng. Con không thể xem thân ngũ uẩn này như nhà của con mãi mãi được, con chỉ có thể ở trong đó một thời gian ngắn và rồi lại ra đi. Cũng giống như một người ở thuê đang cố canh giữ ngôi nhà bé nhỏ của mình với con mắt đang mờ yếu dần. Răng hắn không còn tốt nữa, tai hắn cũng lãng đi, thân hắn không còn mạnh khỏe, và mọi thứ đang xa rời đi dần.
Vậy con không cần phải lo lắng gì hết bởi vì đây không phải là nhà thật của con, đây chỉ là chỗ trú ẩn tạm thời. Tất cả những gì đang hiện hữu đây rồi sẽ không còn nữa. Nhìn thân thể của con xem. Có cái gì là còn được hình dạng xa xưa của nó không? Da con có mịn như ngày nào, tóc con có xanh như thời ấy không? Không có gì còn nguyên như cũ cả. Nhưng bản chất của mọi sự là phải như vậy. Khi đã đến lúc chung cuộc, những duyên hợp phải tan rã đi. Ta không thể nào tin cậy vào thế giới này được - đó chỉ là một vòng xoay vô tận của những xao động và phiền não, của lạc thú và niềm đau. An lạc không có ở nơi đây.
Khi chúng ta không có ngôi nhà đích thực , chúng ta là những lữ khách lang thang không mục đích, nay đây mai đó, dừng chân một nơi được ít lâu rồi lại ra đi. Khi ta còn chưa trở về nhà thực sự của mình , chúng ta sẽ còn cảm thấy bất an dù ta có đang làm gì chăng nữa, cũng như một người rời bỏ quê hương làng xóm để tha phương cầu thực. Chỉ khi nào hắn ta trở về lại nhà rồi mới có thể thảnh thơi và yên tâm được.
Trên thế giới này không đâu là có sự an bình thực sự. Người nghèo không được yên ổn, kẻ giầu sang cũng vậy. Người lớn không thấy an lạc, trẻ con cũng không an tâm, người ít học không thấy sung sướng, người học nhiều cũng vậy. Không có sự an lạc ở đâu cả. Và đó là bản chất của thế giới này.
Người không có tiền của đau khổ, nhưng người nhiều tiền cũng vậy. Trẻ con, người lớn, người già, tất cả đều đau khổ. Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
Cái thân của con đang nằm đây đau yếu và cái tâm đang biết đến sự đau yếu đó của con đều gọi là pháp (dharma). Những gì không hình tướng như tư tưởng, cảm thọ, được gọi là namadharma. Cái thân đang đau yếu bệnh hoạn được gọi là rupadharma. Cái vật chất là pháp và cái không vật chất cũng là pháp. Như vậy chúng ta sống với pháp, sống trong pháp, và chính chúng ta là pháp. Thật sự ra không có một bản thể nào ở đâu cả, mà chỉ có những pháp liên tục khởi lên rồi diệt đi, vì bản chất chúng là như vậy. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đều đang trải qua sự sanh và tử của mình. Mọi sự đều phải là như vậy.
Lưu Ly
Dịch từ "Introduction to The Buddha and his Teachings"


Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Phật quốc

Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
Ngài Pháp Tạng Tỳ kheo, cần cầu thầy của ngài là Thế Gian Định Tự Tại Vương Như Lai. Điều ngài thưa hỏi là muốn biết “Cõi Phật”.
Nếu luận theo Tâm học thì khởi đầu kinh này có hai điều:
1.   Tên của người học trò là Pháp Tạng (tượng trưng cho tạng thức alaya)
2.   Tên người thầy là: Thế Gian Định Tự Tại Vương (tượng trưng cho tâm tự tại với mọi pháp thế gian)
Trên phương diện tu, Ngài Pháp Tạng (tạng thức) nếu  luôn trú trong định huệ sẽ thanh tịnh những chủng tử bất thiện trong tạng thức thành thiện và cuối cùng khi nhập lý Bát nhã thì sẽ tự tại với mọi pháp, tượng trưng bởi Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai.
Khi tỳ kheo Pháp Tạng (alaya thức) tịnh thiện đến rốt ráo thì ngài là Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật (thân biến cùng khắp và chứa mọi công đức), là  Phật thân chứa đủ mọi Pháp trong thập phương thế giới mà pháp nào cũng là Vô Lượng Quang (tức trí huệ hậu đắc sáng suốt viên mãn; tượng trưng Phật A Di Đà (Amitabha)).
 Trên phương diện sự tướng, Pháp Tạng chỉ muốn học: Trang nghiêm Phật độ (cõi Phật).
Có hai cách suy nghĩ khác nhau về nghĩa của trang nghiêm Phật quốc:
1. Trang nghiêm cõi nước (tướng, cảnh).
2. Trang nghiêm tâm (tâm, thức).
Phật không sáng lập, không tạo ra Phật quốc (cõi Phật), nhưng ngài trang nghiêm Phật quốc bằng công đức tu tập. Ngài trang nghiêm tâm thì chánh báo trang nghiêm sẽ là khởi duyên để có y báo trang nghiêm.
Đối với những vị chưa tự tại thì hai trang nghiêm cảnh và tâm này là phương tiện nhiếp độ, hổ trợ cần thiết cho họ, nhất là trên phương diện giác ngộ thành Phật thì lại rất cần hai trang nghiêm nầy.
Tâm nào cảnh đó! Thực ra tâm và cảnh đi đôi (vạn pháp duy tâm, duy thức). Chuột, thỏ thích cảnh trong hang. Con người sống trên trái đất này, tùy nghiệp thức cũng có những hoàn cảnh sống chung quanh khác nhau. Người sinh ra và sống tại Việt nam phải hưởng những hoàn cảnh sống tại Việt nam. Người Việt nam vượt biên qua Mỹ cũng có những nhân duyên phải sống trong hoàn cảnh của nước Mỹ. Cả hai đều là người Việt, nhưng tâm hai người Việt này theo cảnh mà sai biệt rất lớn.Tóm gọn là tu tâm theo thiện pháp sẽ tạo ra công đức, năng lượng, năng lực. Năng lượng công đức này làm cho chánh báo trở nên ngày càng trang nghiêm hơn. Chánh báo hiền thiện và y báo an lạc chỉ là thành quả tất nhiên thuận theo luật nhân quả của nghiệp, mà tâm là yếu tố chánh vận hành. Tâm và cảnh là trợ duyên của nghiệp mà cũng là quả của nghiêp. Phật quốc được trang nghiêm do năng lực, công đức tu tập thân, khẩu, ý của vị Phật là quả của nghiệp mà cũng là trợ duyên cho sự an lạc và giải thoát thành Phật cho chúng sanh.
Khi chưa giác ngộ, chưa nhập Bát nhã thì tâm tạo ra cảnh, sinh năng lực đôi lúc ảnh hưởng đến tâm của người khác. Lấy ví dụ: Một người cau có, gắt gỏng, bước vào đám đông đang vui vẻ thường biến đám đông đó bớt vui vẻ. Dân trong nước đang bồn chồn, lo lắng về trận chiến ác liệt; đột nhiên loa phóng thanh reo hò tin thắng trận; toàn dân nhẹ nhõm, vui vẻ. Qua những ví dụ này ta thấy năng lượng hoặc tâm, hoặc cảnh đều có thể chuyển đổi hoàn cảnh sống.
Trong đời sống, ta chỉ thấy, nghe hay biết qua cảnh. Thí dụ:
Hai chiếc xe tông nhau, ta thấy có năng lực làm thay đổi vật thể là hai cái xe bị móp méo, không những vậy, sức va chạm cũng còn đóng góp vào việc thay đổi vận hành của vũ trụ; nhưng năng lượng này quá nhỏ so với năng lượng vũ trụ nên ta không biết được. Ném một hòn đá vào chân con chó, ta thấy và biết được có năng lực vì con chó đau kêu lên “cẳng cẳng” và chạy cà nhót. Giả sử như bạn có thể cầm hạt bụi nhỏ nhất rồi bạn ném xuống đất hay bạn tung lên trời. Việc làm này cũng tạo ra năng lượng, năng lực. Ta không thấy, không biết vì chưa đủ dụng cụ để đo đạt được; không có nghĩa là năng lượng phát sinh không có; cũng không có nghĩa là năng lượng quá nhỏ bé này không góp phần trong vận hành của vũ trụ. Trên đây là những tạo tác năng lượng của vật chất.
Một lời nói, một hành động, một tâm thức phát ra luôn luôn có tiêu dùng năng lượng và tạo ra năng luợng. Một hành giả cố gắng giữ giới tinh tấn trong chánh ngữ, chánh nghiệp, sống chánh mạng; an định tâm thức mình với chánh niệm, chánh định; hành giả đấy cố gắng, quyết tâm sống với chánh tư duy, chánh huệ. Tất cả những cố gắng, nỗ lực tâm thức, tâm linh này đều phải ra sức làm nên phải có lực hay năng lượng, gọi là năng lượng tâm thức hay năng lượng tâm linh.
Ngài Pháp Tạng đã nỗ lực tu tập thiện nghiệp suốt năm đại kiếp. Ngài khéo tu đến độ hoàn thành 48 nguyện độ sanh. Ngài theo phương tiện khéo được hiển bày và dạy bảo của đức Tự Tại Vương Như Lai cùng với sự khéo tư duy, khéo chọn của Ngài rồi gia công dụng hạnh tu trì ba nghiệp thân, khẩu, ý mà hiện nay công đức đã viên mãn (qua sự hoá hiện của Cực Lạc quốc độ cực kỳ trang nghiêm mà 10 phương chư Phật đều khen ngợi) Công đức nầy có thần lực bao la, lợi lạc cùng khắp  không phải chỉ ảnh hưởng một nhóm người cau có mà là một Phật quốc bao la để vãng sanh và thành Phật.
Phật A Di Đà không sinh ra, không tạo ra thế giới Cực lạc như một thượng đế toàn năng; mà cõi Cực Lạc đó là do công đức tu hành thân, khẩu, ý đúng như lý của Ngài, đã cảm ứng (nhân quả) ra được một thế giới An Lạc như thế. Tất cả đều do năng lực khéo tu trì, là thành quả tu hành theo bản nguyện lợi lạc của ngài mà thôi.
Những pháp hành mà ngài Pháp Tạng tỳ kheo tu, mười phương chư Phật đều tu. Ngài cũng dùng 37 phẩm trợ đạo, thập Ba la mật, vạn hạnh … là cộng Pháp của mười phương Phật, thêm vào những biệt Pháp công đức trang nghiêm cõi Cực Lạc bằng cách quán sát và nhiếp thọ các công đức của các cõi Phật. Công đức tu tập hoàn tất trong năm đại kiếp, khéo léo nhiếp thọ hai trăm mười ức Phật tâm cần thiết vào một Phật tâm, thành toàn 48 đại nguyện; đó là công đức vĩ đại nhất là trong việc vãng sanh và thành Phật. 
Hành giả tu tịnh độ niệm Phật A Di Đà có nghĩa là luôn tưởng nhớ, luôn chiêm ngưỡng, kính trọng công đức của Phật và phát tâm nguyện nương tựa năng lực gia trì của ngài; tức là phải niệm cảnh (danh hiệu và cõi nước trang nghiêm …) và niệm tâm ( từ bi, đại nguyện, gia trì cuả Phật.v.v…) như kinh Quán Vô Lương Thọ Phật đã dạy.
Nam mô A Di Đà Phật là quay về, nương tựa đức Phật A Di Đà qua năng lực gia trì cả tâm và cảnh của Ngài.
Sống trong tập thể, không ai có thể độc lập, không nương tựa gì cả. Ai tự hào cho rằng họ chẳng cần nương tựa mà chỉ cần tự lực thì chúng ta cứ “A Di Đà Phật” và thành tâm cầu nguyện cho họ hiểu rõ bản hoài và bi nguyện của chư Phật Bồ Tát , vượt mọi sở tri chướng vào bể nhiếp thọ của Như Lai , chóng được an lạc giải thoát.
Nói về sự nương tưạ thì trước giờ nhập Niết bàn, Phật Thích Ca cũng căn dặn chúng ta nương tựa “giới”, trên thế gian, lúc còn bé, đứa trẻ nào cũng nương tựa cha, mẹ, anh, chị v.v... Tôi ngồi đây, nhìn ra cửa sổ, chiếc lá rung rinh trong nắng. Tôi đang nương tựa vào chiếc lá để thấy, để  sinh tồn vì chiếc lá đang tạo dưỡng khí cho tôi thở.v.v... Vạn vật quanh tôi, nhỏ như hạt bụi mà bạn vừa phủi khỏi mặt bàn. Hạt bụi ấy cũng đang góp phần nào sự vận hành của thiên nhiên, của luật nhân quả. Một vận hành ổn định, tự nhiên và nương tựa lẫn nhau. Là Phật tử thì nương tựa Tam bảo:
Con về nương tựa Phật.
Con về nương tựa Pháp.
Con về nương tựa Tăng.
Con luôn niệm Phật với lòng tôn kính và tâm nương tựa thập phương Phật, Pháp, Tăng.
Niệm danh hiệu Phật nào thì Phật đức, Phật trí của vị Phật ấy sẽ hiện rõ trong tâm người niệm khi họ niệm với sự hiểu biết đức trí nguyện của vị Phật và với lòng thành kính , biết ơn tha thiết hướng về ngài.

Trần Đức Hân

Đính kèm:
Nói Đến Tịnh Độ Thì Có 4 Loại Khác Nhau:

1. Phàm Thánh Đồng Cư Độ:
Đây là nói cõi Phật có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, và phàm phu cùng ở chung, như thế giới Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động ( A Súc Phật ), tuy là rất mầu nhiệm nhưng vẫn còn có phàm phu ở.

2. Phương Tiện Thánh Cư Độ:
Là cõi mà các vị Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh và các Hồi Tâm A La Hán cảm ứng theo sự tu chứng mà sanh vào.  Phương Tiện Thánh Cư Độ không có Phàm Phu mà chỉ thuần là Thánh Hiền.  Đây không phải là một thế giới riêng biệt nào cả mà là cảnh giới tu chứng của các vị Thánh ấy và lực gia trì của Phật để tiếp độ mả hóa hiện thành.

3. Thật Báo Trang Nghiêm Độ:

Thật Báo Trang Nghiêm Độ Có 2 Loại Khác Nhau:

a. Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ của Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật, là cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết. Tự Thọ Dụng Độ tức là cõi cùng khắp Pháp giới không có tướng sai biệt là quả của trí huệ trang nghiêm. Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật thì đầy đủ viên mãn mọi tướng công đức là quả của Công đức trang nghiêm

b. Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ trụ của Tha Thọ Dụng Báo Thân Phật, cũng là cõi Tịnh Độ do chư Phật hóa hiện để độ chư Bồ Tát trong Thập Địa.  Bậc sơ địa thì thấy theo bậc sơ địa, Nhị Địa thì thấy theo bậc Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Thập Địa.

4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ:
Không có tướng cảnh giới, không có nơi chốn ,cùng khắp, không có tướng đối đãi.  Thường Quang Tịch Độ là nói tự tánh Pháp thân của chư Phật ,
đồng nghĩa với Niết bàn vô trụ.

Phật thân:
Pháp thân: Thân chân lý, bát nhã thân, thể tịch và vô tướng.
Báo thân: Thân vô lượng công đức viên thành. Bồ Tát sơ địa đến Thập địa  tâm cảnh khá tương ứng mới đủ khả năng ân hưởng một phần công đức này hay được sanh về Báo Độ nầy.
Ứng thân: Thân ứng hiện để độ sanh, vì chúng sanh mà thị hiện.

Cõi Phật có sai khác là do phương tiện độ sanh mà đặt tên. Trí quả là cõi của Pháp thân, công đức quả thị hiện là cõi của báo thân (độ chư Bồ Tát) và các cõi của ứng thân (độ mọi loài chúng sanh)

Nhất thiết chủng trí là trí biết tất cả tổng pháp cùng biệt pháp như các căn tánh, nghiệp quả và mọi phương tiện sai biệt thích hợp độ sanh, là sự viên mãn rốt ráo của đạo chủng trí của Bồ tát và không trí ( vô ngã trí hay giải thoát trí cuả Thanh Văn). Kinh Hoa Nghiêm có đề cập đến Phật trí, chia ra làm nhiều loại để thể hiện một phần tánh , tướng và dụng của Nhất Thiết Chủng Trí, như sau:
“Giải thoát trí: trí tuệ đã cởi bỏ mọi phiền não và nhận thức sai lầm.
Tất cánh trí: tất cánh là hoàn thiện, cùng tột, không gì hơn nữa.
Lợi trí: trí tuệ sắc bén.
Thâm trí: trí tuệ sâu xa.
Tật trí: trí tuệ mau lẹ v.v…

Nhất thiết trí:

Nhất thiết trí là trí giải thoát của A La Hán và Bích Chi Phật, trí biết được đạo lý tổng quát của mọi pháp đó là vô ngã trí, Trí nầy không biết rõ hết sai biệt trí của thế gian cùng phương tiện trí để độ sanh như nhất thiết chủng trí của chư Phật.

Đối trị 10 phiền não

Đối trị 10 phiền não.

Phiền não là tâm ô nhiễm (defilement).
Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ.

Các tâm ô nhiễm này do huân tập từ nhiều đời hiện đang đầy ắp trong tạng thức. Muốn sám hối, muốn tội tiêu, tâm tịnh thảy đều không thì phải tẩy trừ những tâm ô nhiễm này sạch sẽ, không còn trong tạng thức.

Phương pháp sám hối tiêu cực là đọc tụng sám văn.

Lạy Phật cũng tốt nhưng lạy mà không biết vì sao mình lạy, lạy để chuyển hóa tâm ô nhiễm nào trong mỗi cái lạy thì cái lạy chỉ nặng về tập thể dục hoặc giả là thực tập cho có định tâm.

Tốt nhất là khi tâm ô nhiễm nào chớm bật lên, phải hỏi: tại sao? tại sao? Tâm ô nhiễm nào cũng huân tập thành thói quen, thành những thảo chương (program) rồi. Dùng những phép quán chiếu thích nghi, ngay lập tức nhận diện...và ê bạn còn lấp ló hả??? Chào bạn nghe....Bye bye...Người bạn này tự động ra khỏi tạng thức...hoặc là người bạn này chuyển hóa rồi trở về tạng thức với tâm thanh tịnh hơn, với thảo chương mới (program mới)...gọi là hiện hành huân chủng tử.

1) Tham (greedy): Cái gì vừa ý tâm muốn kéo vào, tâm muốn chiếm đoạt.
Gồm có: Tài, sắc danh, thực, thùy.
Sắc, dính dấp đến ái dục, khó doạn diệt nhất.
Đối trị: Quán: vô thường, quán vô ngã, quán, ly dục (khát uống nước biển), quán bố thí (tay phải tập bố thí cho tay trái và ngược lại cho những ai chưa hề bố thí)

2) Sân: Không vừa ý, tâm muốn đập phá, muốn đẩy ra...
Đối trị: Quán từ bi, quán  hỷ xả, quán không thù hận,

3) Si: Do vô minh, không biết
Đối trị: Quán nhân duyên, quán nhân quả nghiệp báo.

4) Mạn: vì so sánh mà sinh ra.
Đối trị: Tập không so sánh mình với ai. Mỗi ngày tự quét ngôi am nhỏ, chớ hỏi nhà ai cỏ rác đầy. Complain the outside only makes you unhappy.

5) Nghi: nghi pháp, nghi thầy, nghi mình (không tự tin)
Đối trị: Học, đọc tụng, nghe giảng Pháp....tham vấn....học hỏi...Chớ vì tự cao mà nghe ai nói cũng nghe bằng nửa lỗ tai...Nghe với tâm hằn học, chê bai ngăn che, chận lối nên luôn bị mập mờ...chớp nháy...

6) Sắc kiến, thân kiến: Cho thân này là mình...vơ vào của mình...
Đối trị: Quán ngũ uẩn giai không...vô ngã...

7) Biên kiến: Thấy một bên....chấp thường   chấp đoạn...chấp pháp môn mình là ưu việt...Tư mình đóng dấu approve...
Đối trị: Mọi sự việc luôn có hai mặt....tập mở rộng tâm thông cảm

8) Tà Kiến: Nghiêng, sai lệch...chẳng hạn không tin nhân quả mà tin dị đoan...bói toán...xin xăm...cúng sao...
Đối trị: Học giáo lý, đọc tụng kinh điển để hiểu lý chân thật, chánh kiến....kiến tánh...

9) Kiến thủ: Chấp chặt chỉ mình đúng, thiên hạ sai...sinh ra cãi vã, tranh chấp.
Đối trị: Mọi con đường đều đến La mã...Tập lắng nghe nhớ ta có hai tai một miệng...Trên đời chỉ có việc không thích hợp với ý mình chứ không có ý kiến nào hay nhất...kiến hòa đồng tu...

10) Giới cấm thủ: Dính chăt vào các giới cấm sai lầm... chẳng hạn: người không cùng tôn giáo không chơi...chùa này không có giữ ABC gì đó...chùa mình có (nội quy không phải giới)...giới đứng một chân...
Đối trị: Mục đích của giới là không hại mình đồng thời không hại người. Không nghĩ xấu, không nói xấu, không làm xấu...

Vừa khởi tâm ô nhiễm thì sám hối ngay...không chần chờ...Đã hay biết thì phải hành trì, sửa đổi chớ để cơ hội sửa sai trôi qua...tâm ô nhiễm khởi lên là người bạn lành đến nhắc nhở...Nếu tâm này cứ nằm ù lì trong tạng thức thì ta khó có cơ hội hay biết...Ai cũng có vô lương, vô biên chủng tử xấu ác nẳm ngủ trong tạng thức...Chỉ có tâm muốn sám hối thì những chủng tử này mới hiện hình, ló đầu ra cho ta hay biết...Còn ở người đắm chìm trong dục lạc thì chúng cứ tiếp tục nhuộm màu đậm hơn, tiếp tục khắc vào đá sâu hơn...Bám chặt...Ở những người tâm không muốn sám hối, luôn luôn tìm cách biện hộ, che dấu và vì tính cố chấp này càng ngày họ càng trở nên chai lì, họ càng làm những chuyện xấu ác hơn mà vẫn trơ trơ, căm ghét những ai chỉ lỗi của mình...

Tu: là kiểm soát
Phật tử thì nên luôn luôn nhớ đến khổ sanh tử luân hồi và hãy cố gắng linh mẫn, bén nhạy cứu khổ.


7 pháp trừ phiền não:
Kinh trung bộ Phật dạy 7 pháp trừ phiền não (mang tính cách tổng quát, áp dụng tùy hoàn cảnh, trường hợp)

1- tri kiến
2- phòng hộ
3- thọ dụng
4- kham nhẫn
5- tránh né
6- trừ diệt đọan diệt
7 - tu tập
   
Đại Tạng Kinh Việt Nam 
KINH TRUNG BỘ 
Majjhima Nikàya
 
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 2. Kinh Tất cả các lậu hoặc
 (Sabbàsava sutta)



 Như vầy tôi
 nghe.

 Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!" --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn phòng hộ tất cả lậu hoặc". Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ nói". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Thế Tôn nói như sau:
 

 (Tóm lược)

 -- Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa
 sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do khamnhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.

 (Các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ)

 Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý; vị này vì không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, vì không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý nên tác ý các pháp không cần phải tác ý và không tác ý các pháp cần phải tác ý.
 

 Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh được sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được tăng trưởng, hay vô minh lậu chưa sanh được sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Những pháp ấy là những pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý. Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp cần phải tác ý mà vị ấy không tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt. Những pháp ấy là những pháp cần phải tác ý mà các vị ấy không tác ý. Do vị ấy tác ý các pháp không nên tác ý, do vị ấy không tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
 

 Vị ấy không như lý tác ý như sau: "Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta-là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?".
 

 Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "Ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn. "Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi lên với người ấy: "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta-là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược. Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau.
 

 Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
 

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Đó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
 

 Vị ấy như lý tác ý: "Đây là khổ", như lý tác ý: "Đây là khổ tập", như lý tác ý: "Đây là khổ diệt", như lý tác ý: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.

 (Các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ)

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ? Ở đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Vị ấy như lý giác sát, sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ tai... (như trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗi mũi... (như trên)... sống phòng hộ với sự phòng hộ lưỡi... (như trên)... sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ thân căn... (như trên)... sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy sống không phòng hộ với sự phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu sống phòng hộ ý căn, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.
 

 (Các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ)

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng.
 

 Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hổ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".
 

 Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh.
 

 Vị ấy như lý giác sát thọ dụng dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn.
 

 Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ.
 

 (Các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ)

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo như lý giác sát, kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; kham nhẫn những cách nói mạ l , phỉ báng. Vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.
 

 (Các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ)

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các vị đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh thường; vị ấy như lý giác sát tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng ấy và các bạn độc ác ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ.
 

 (Các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ)

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (dục niệm ấy); không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy); không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (các ác bất thiện pháp ấy). Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy trừ diệt như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn diệt.
 

 (Các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ)

 Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi; xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.
 

 (Kết luận)

 Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo những lậu hoặc nào phải do tri kiến được đoạn trừ đã được tri kiến đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do phòng hộ được đoạn trừ đã được phòng hộ đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do thọ dụng dược đoạn trừ đã được thọ dụng đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do kham nhẫn được đoạn trừ đã được kham nhẫn đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tránh né được đoạn trừ đã được tránh né đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do trừ diệt được đoạn trừ đã được trừ diệt đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tu tập được đoạn trừ đã được tu tập đoạn trừ; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận khổ đau.
 Như vậy Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
 Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt



 Majjhima Nikaya 2
 Sabbasava Sutta
 All the Fermentations

 English translation by Bhikkhu Thanissaro



 For free distribution only, as a gift of Dhamma

 I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi, in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. There he addressed the monks: "Monks!"
 

 "Yes, lord," the monks replied.
 

 The Blessed One said, "Monks, the ending of the fermentations is for one who knows and sees, I tell you, not for one who does not know and does not see. For one who knows what and sees what? Appropriate attention and inappropriate attention. When a monk attends inappropriately, unarisen fermentations arise, and arisen fermentations increase. When a monk attends appropriately, unarisen fermentations do not arise, and arisen fermentations are abandoned. There are fermentations to be abandoned by seeing, those to be abandoned by restraining, those to be abandoned by using, those to be abandoned by tolerating, those to be abandoned by avoiding, those to be abandoned by destroying, and those to be abandoned by developing.
 

 "[1] And what are the fermentations to be abandoned by seeing? There is the case where an uninstructed, run-of-the-mill person -- who has no regard for noble ones, is not well-versed or disciplined in their Dhamma; who has no regard for men of integrity, is not well-versed or disciplined in their Dhamma -- does not discern what ideas are fit for attention or what ideas are unfit for attention. This being so, he does not attend to ideas fit for attention and attends [instead] to ideas unfit for attention.
 

 "And what are the ideas unfit for attention that he attends to? Whatever ideas such that, when he attends to them, the unarisen fermentation of sensuality arises in him, and the arisen fermentation of sensuality increases; the unarisen fermentation of becoming arises in him, and arisen fermentation of becoming increases; the unarisen fermentation of ignorance arises in him, and the arisen fermentation of ignorance increases. These are the ideas unfit for attention that he attends to.
 

 "And what are the ideas fit for attention that he does not attend to? Whatever ideas such that, when he attends to them, the unarisen fermentation of sensuality does not arise in him, and the arisen fermentation of sensuality is abandoned; the unarisen fermentation of becoming does not arise in him, and arisen fermentation of becoming is abandoned; the unarisen fermentation of ignorance does not arise in him, and the arisen fermentation of ignorance is abandoned. These are the ideas fit for attention that he does not attend to. Through his attending to ideas unfit for attention and through his not attending to ideas fit for attention, both unarisen fermentations arise in him, and arisen fermentations increase.
 

 "This is how he attends inappropriately: 'Was I in the past? Was I not in the past? What was I in the past? How was I in the past? Having been what, what was I in the past? Shall I be in the future? Shall I not be in the future? What shall I be in the future? How shall I be in the future? Having been what, what shall I be in the future?' Or else he is inwardly perplexed about the immediate present: 'Am I? Am I not? What am I? How am I? Where has this being come from? Where is it bound?'
 

 "As he attends inappropriately in this way, one of six kinds of view arises in him: The view I have a self arises in him as true and established, or the view I have no self ...or the view It is precisely by means of self that I perceive self ...or the view It is precisely by means of self that I perceive not-self ...or the view It is precisely by means of not-self that I perceive self arises in him as true and established, or else he has a view like this: This very self of mine -- the knower that is sensitive here and there to the ripening of good and bad actions -- is the self of mine that is constant, everlasting, eternal, not subject to change, and will endure as long as eternity. This is called a thicket of views, a wilderness of views, a contortion of views, a writhing of views, a fetter of views. Bound by a fetter of views, the uninstructed run-of-the-mill person is not freed from birth, aging, and death, from sorrow, lamentation, pain, distress, and despair. He is not freed, I tell you, from suffering and stress.
 

 "The well-instructed noble disciple -- who has regard for noble ones, is well-versed and disciplined in their Dhamma; who has regard for men of integrity, is well-versed and disciplined in their Dhamma -- discerns what ideas are fit for attention and what ideas are unfit for attention. This being so, he does not attend to ideas unfit for attention and attends [instead] to ideas fit for attention.
 

 "And what are the ideas unfit for attention that he does not attend to? Whatever ideas such that, when he attends to them, the unarisen fermentation of sensuality arises in him, and the arisen fermentation of sensuality increases; the unarisen fermentation of becoming arises in him, and arisen fermentation of becoming increases; the unarisen fermentation of ignorance arises in him, and the arisen fermentation of ignorance increases. These are the ideas unfit for attention that he does not attends to.
 

 "And what are the ideas fit for attention that he does attend to? Whatever ideas such that, when he attends to them, the unarisen fermentation of sensuality does not arise in him, and the arisen fermentation of sensuality is abandoned; the unarisen fermentation of becoming does not arise in him, and the arisen fermentation of becoming is abandoned; the unarisen fermentation of ignorance does not arise in him, and the arisen fermentation of ignorance is abandoned. These are the ideas fit for attention that he does attend to. Through his not attending to ideas unfit for attention and through his attending to ideas fit for attention, unarisen fermentations do not arise in him, and arisen fermentations are abandoned.
 

 "He attends appropriately, This is stress...This is the origination of stress...This is the cessation of stress...This is the way leading to the cessation of stress. As he attends appropriately in this way, three fetters are abandoned in him: identity-view, doubt, and grasping at precepts and practices. These are called the fermentations to be abandoned by seeing.
 

 "[2] And what are the fermentations to be abandoned by restraining? There is the case where a monk, reflecting appropriately, dwells restrained with the restraint of the eye-faculty. The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were to dwell unrestrained with the restraint of the eye-faculty do not arise for him when he dwells restrained with the restraint of the eye-faculty.
 

 Reflecting appropriately, he dwells restrained with the restraint of the ear-faculty...
 

 Reflecting appropriately, he dwells restrained with the restraint of the nose-faculty...
 

 Reflecting appropriately, he dwells restrained with the restraint of the tongue-faculty...
 

 Reflecting appropriately, he dwells restrained with the restraint of the body-faculty...
 

 Reflecting appropriately, he dwells restrained with the restraint of the intellect-faculty. The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were to dwell unrestrained with the restraint of the intellect-faculty do not arise for him when he dwells restrained with the restraint of the intellect-faculty. These are called the fermentations to be abandoned by restraining.
 

 "[3] And what are the fermentations to be abandoned by using? There is the case where a monk, reflecting appropriately, uses the robe simply to counteract cold, to counteract heat, to counteract the touch of flies, mosquitoes, wind, sun, and reptiles; simply for the purpose of covering the parts of the body that cause shame.
 

 "Reflecting appropriately, he uses almsfood, not playfully, nor for intoxication, nor for putting on bulk, nor for beautification; but simply for the survival and continuance of this body, for ending its afflictions, for the support of the holy life, thinking, 'Thus will I destroy old feelings [of hunger] and not create new feelings [from overeating]. I will maintain myself, be blameless, and live in comfort.'
 
 "Reflecting appropriately, he uses lodging simply to counteract cold, to counteract heat, to counteract the touch of flies, mosquitoes, wind, sun, and reptiles; simply for protection from the inclemencies of weather and for the enjoyment of seclusion.
 

 "Reflecting appropriately, he uses medicinal requisites that are used for curing the sick simply to counteract any pains of illness that have arisen and for maximum freedom from disease.
 

 "The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were not to use these things [in this way] do not arise for him when he uses them [in this way]. These are called the fermentations to be abandoned by using.
 

 "[4] And what are the fermentations to be abandoned by tolerating? There is the case where a monk, reflecting appropriately, endures. He tolerates cold, heat, hunger, and thirst; the touch of flies, mosquitoes, wind, sun, and reptiles; ill-spoken, unwelcome words and bodily feelings that, when they arise, are painful, racking, sharp, piercing, disagreeable, displeasing, and menacing to life. The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were not to tolerate these things do not arise for him when he tolerates them. These are called the fermentations to be abandoned by tolerating.
 

 "[5] And what are the fermentations to be abandoned by avoiding? There is the case where a monk, reflecting appropriately, avoids a wild elephant, a wild horse, a wild bull, a wild dog, a snake, a stump, a bramble patch, a chasm, a cliff, a cesspool, an open sewer. Reflecting appropriately, he avoids sitting in the sorts of unsuitable seats, wandering to the sorts of unsuitable habitats, and associating with the sorts of bad friends that would make his knowledgeable friends in the holy life suspect him of evil conduct. The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were not to avoid these things do not arise for him when he avoids them. These are called the fermentations to be abandoned by avoiding.
 

 "[6] And what are the fermentations to be abandoned by destroying? There is the case where a monk, reflecting appropriately, does not tolerate an arisen thought of sensuality. He abandons it, destroys it, dispels it, and wipes it out of existence.
 

 Reflecting appropriately, he does not tolerate an arisen thought of ill will ...
 

 Reflecting appropriately, he does not tolerate an arisen thought of cruelty...
 

 Reflecting appropriately, he does not tolerate arisen evil, unskillful mental qualities. He abandons them, destroys them, dispels them, and wipes them out of existence. The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were not to destroy these things do not arise for him when he destroys them. These are called the fermentations to be abandoned by destroying.
 

 "[7] And what are the fermentations to be abandoned by developing? There is the case where a monk, reflecting appropriately, develops mindfulness as a factor of awakening dependent on seclusion...dispassion...cessation, resulting in letting go. He develops analysis of qualities as a factor of awakening...persistence as a factor of awakening...rapture as a factor of awakening...serenity as a factor of awakening...concentration as a factor of awakening...equanimity as a factor of awakening dependent on seclusion...dispassion...cessation, resulting in letting go. The fermentations, vexation, or fever that would arise if he were not to develop these qualities do not arise for him when he develops them. These are called the fermentations to be abandoned by developing.
 

 "When a monk's fermentations that should be abandoned by seeing have been abandoned by seeing, his fermentations that should be abandoned by restraining have been abandoned by restraining, his fermentations that should be abandoned by using have been abandoned by using, his fermentations that should be abandoned by tolerating have been abandoned by tolerating, his fermentations that should be abandoned by avoiding have been abandoned by avoiding, his fermentations that should be abandoned by destroying have been abandoned by destroying, his fermentations that should be abandoned by developing have been abandoned by developing, then he is called a monk who dwells restrained with the restraint of all the fermentations. He has severed craving, thrown off the fetters, and -- through the right penetration of conceit -- has made an end of suffering and stress."
 

 That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words.

 Revised: 9 November 1998 , http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn2.html