Đại Thế Chí Niệm Phật Viên
thông.
Chánh
kinh:
Đại
Thế Chí pháp vương tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ Tát, tức tùng tòa khởi,
đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:
(Đại Thế Chí pháp vương tử
cùng những với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng chí hướng với Ngài, liền từ chỗ ngồi
đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng)
Ngã
ức vãng tích, hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô Lượng Quang. Thập nhị
Như Lai, tương kế nhất kiếp, kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt
Quang.
(Con nhớ xưa kia trong
hằng hà sa kiếp, có Phật xuất thế, tên là Vô Lượng Quang. Mười hai vị Như Lai
nối tiếp nhau [xuất hiện] trong một kiếp. Đức Phật sau cùng tên là Siêu Nhật
Nguyệt Quang)
Bỉ
Phật giáo ngã, Niệm Phật Tam Muội.
(Đức Phật ấy dạy con Niệm
Phật Tam Muội)
Thí
như hữu nhân, nhất chuyên vi ức, nhất nhân chuyên vong, như thị nhị nhân, nhược
phùng bất phùng, hoặc kiến phi kiến. Nhị nhân tương ức, nhị ức niệm thâm, như
thị nãi chí tùng sanh chí sanh, đồng ư hình ảnh.
(Ví như có người, một
người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế dù gặp cũng như
không gặp, dù có thấy cũng như không thấy. Hai người nhớ nhau, hai người nhớ
nghĩ nhau sâu xa, như thế cho đến từ đời này sang đời khác, giống như hình với
bóng)
Thập phương Như Lai, mẫn niệm chúng sanh, như mẫu ức tử, nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi?
(Mười phương Như Lai nghĩ
thương chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn đi, dù nhớ làm gì được?)
Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức tử, mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn.
Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức tử, mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn.
(Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ
con, mẹ con đời đời chẳng trái xa nhau)
Nhược
chúng sanh tâm, ức Phật, niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến
Phật.
(Nếu tâm chúng sanh nhớ
Phật, niệm Phật, [sẽ trong] hiện tại hay trong tương lai, nhất định thấy Phật)
Khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai.
Khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai.
(Cách Phật chẳng xa, chẳng
nhờ đến phương tiện, tâm được tự khai)
Như
nhiễm hương nhân, thân hữu hương khí. Thử tắc danh vi Hương Quang Trang
Nghiêm.
(Như người nhiễm hương,
thân có mùi thơm. Đó gọi là Hương Quang Trang Nghiêm)
Ngã
bổn nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập Vô Sanh Nhẫn.
(Nhân địa của con, dùng
tâm niệm Phật, nhập Vô Sanh Nhẫn)
Kim
ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ.
(Nay trong cõi này, nhiếp
người niệm Phật quay về Tịnh Độ)
1) Hiếu dưỡng cha mẹ,
phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiệp nghiệp
2) Thọ trì Tam Quy, đầy đủ
các giới, chẳng phạm oai nghi
3) Phát Bồ Đề tâm,
tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến khích sách tấn người tu học
Phật
vấn viên thông, ngã vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc
tam-ma-địa, tư vi đệ nhất.
(Phật hỏi viên thông, con
không chọn lựa. Con nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc
tam-ma-địa, ấy là bậc nhất.
Đức Phật Nhật Nguyệt Quang dạy
cho Đại Thế Chí Bồ Tát pháp môn niệm Phật tam muội.
Ngài trình bày: “Ngã bổn
nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập Vô
Sanh Nhẫn”. Niệm Phật tâm có nghĩa là nhớ tưởng, nghĩ về tánh giác trong tâm.
Dĩ niệm Phật tâm là thường xuyên nhớ tưởng, ghi nhớ, sống với tánh giác trong tâm.
Câu này không có nghĩa là niệm danh hiệu Phật âm thầm trong tâm. Dịch là dùng tâm
niệm Phật thì có chút hơi tổng quát.
Ngài Đại Thế Chí dạy người niệm
Phật để vãng sanh tịnh độ.
Cách hành trì của Đại Thế Chí
Bồ Tát được tóm tắt trong hai câu sau:
Nhiếp trọn sáu căn,
Tịnh niệm tiếp nối,
Xin vắn tắt ý nghĩa của các
chữ có liên quan đến cách niệm Phật của Ngài Đại Thế Chí như sau:
Nhiếp có nghĩa
là bắt lấy, rút tỉa được, thu thập được điểm chính yếu để dùng cho mục đích
mong muốn.
Nhiếp là trị cho nghiêm chỉnh
như (trấn nhiếp là lấy oai mà làm người khác khiếp sợ không dám làm).
Nhiều bài giảng cho rằng nhiếp
là thúc liễm, quản thúc, giữ vững, ràng buộc.v.v…
Trọn sáu căn có nghĩa là: Mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều có thể, đều nhiếp thọ.
Sáu căn thọ nhận sáu trần: Sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Sáu căn thọ nhận sáu trần là điểm
tiếp xúc khởi đầu, từ đây vọng niệm tuôn trào như thác lũ, hay tịnh niệm sáng
suốt đều tùy tâm. Muốn có tâm chỉ còn tịnh niệm thì phải nhiếp. Phải biết nhiếp
thọ thế nào đây?
“Tịnh niệm tương kế” …Tịnh niệm nối tiếp. Câu này cho thấy tâm không phải là vô niệm mà tâm niệm thanh tịnh.
Từ điểm tiếp xúc, tín hiệu được
chuyền qua hệ thống thần kinh rồi vào não bộ. Tại não, các trung khu thị giác, thính
giác, vị giác.v.v…cho ta cái biết. Cái biết này được đặt tên là kiến đại.
Có sáu đại: đất, nước, gió, lửa,
kiến, thức.
Sáu đại có hai nhóm:
Nhóm thứ nhất về vật chất: đất,
nước, gió, lửa. (địa đại, thủy đại, phong đại, hỏa đại)
Nhóm thứ hai về tâm thức: kiến
đại, thức đại.
Đại Thế Chí dùng kiến đại niệm
Phật. Dùng tâm thức niệm Phật.
Bồ tát Di Lặc dùng thức đại mà
tu tập (duy thức)
Niệm là sự
ghi nhận, ghi nhớ của tâm trong khoảnh khắc hiện tại.
Tịnh niệm là
những niệm trong sáng, thanh tịnh có tính đạo đức.
Chánh niệm, tà niệm là những
niệm có sự vận dụng, có sự ra công góp sức để có chánh có tà. Đã ra công, góp sức
thì nó tích tụ năng lượng. Năng lượng chánh hay năng lượng tà này phóng vào và được
tích lũy trong vũ trụ. Những năng lượng này có khả năng cảm ứng, làm thay đổi cảnh
giới. Cảnh giới thanh bình, cảnh giới hung hiểm đều do những nguyên nhân tạo tác
của muôn loài. Một ý nghĩ không tốt, một lời nói hung hiểm, một hành động không
lợi lạc cho muôn loài đều là những nguyên nhân tạo tác ra các thiên tai, họa hoạn.
Niệm Phật là tâm luôn vướng mắc,
luôn nhớ nghĩ đến những điều giác ngộ, những điều thanh tịnh, những điều sáng
suốt, những điều tròn đầy từ bi hỉ xả.v.v…tâm tĩnh lặng, thanh tịnh tâm, thường
tịch quang.v.v…
Ngài Đại Thế Chí niệm Phật, phương
pháp dùng tướng nhập vào tánh kết quả là nhập định và nhập vô sanh nhẫn.v.v...
Niệm Phật không chỉ là phát
ra âm thanh một danh hiệu Phật mà nhớ tưởng đến đức tánh, đức tướng, y báo, chánh
báo của Phật. Nghĩ tưởng, nhớ đến thì tâm sẽ có cái biết cái có thể gọi chung
“kiến đại của lục căn”.
Hành giả tu tịnh độ để tâm trí
mình vướng mắc với niệm Phật.
Ngài Đại Thế Chí dạy người niệm
Phật bằng cách để cho sáu căn vướng mắc
như thế nào?
Sắc:
Bất kỳ một cảnh sắc nào đập vào
mắt, hành giả tu tịnh độ cũng nghĩ tưởng đến cảnh sắc cõi Cực lạc. Ít nhất cũng
biết rằng, nhờ có tu tập nhiều kiếp nên được làm người, được thân cận với A Di Đà
Phật tánh nên mới thấy nước là nước chứ không phải là nước đồng sôi, thấy hoa
sen là hoa sen chứ không phải là hỏa diệm .v.v…Bất cứ cảnh vật nào hiện ra cũng
nhớ nghĩ đến ơn Phật. Cứ tưởng tượng một con trùn đang nhoi mình trong đất nhầy
nhụa và hỏi vì nguyên nhân nào. Phật tâm con trùn chỉ khai mở đến mức mà quốc độ
của nó chỉ là đất nhầy nhụa. Không dễ gì được làm người, chớ coi thường Phật tâm
đang trên đường khai mở của mình mà vô ơn với những công đức mà mình đã vun bồi;
có như thế mới ra công tiếp tục tu tâm dưỡng tánh. Tâm nào cảnh đấy, chớ có
quay lại, chớ có sống trong tâm của ba nẻo ác. Ngài Long Thọ, trong mấy chục năm
tu tập luôn mong cầu được diện kiến Phật Di Lặc. Ngài chẳng được gặp, mãi đến
khi ngài không nhờm tởm con chó ghẻ thì liền ngay lúc đó ngài thấy con chó ghẻ
là Phật Di Lặc. Mừng quá, ngài vác con chó ghẻ đi, ai cũng chỉ thấy con chó ghẻ
trên vai ngài, chỉ riêng ngài biết, ngài đang vác Phật Di Lặc. Tâm mỗi loài có
cái biết về sắc, thanh, hương, vị, xúc đều khác nhau; chúng sanh thấy, nghe, ngửi.v.v…
với vọng tâm khác nhau, nên cái biết của họ khác nhau.
Đối với thanh, hương, vị, xúc,
hành giả cũng nghĩ tưởng như thế. Nhờ ơn Pháp giới tạng thân mà chúng ta đang được
lục thức tương đối không tệ. Chớ có để mũi của ta tận hưởng như mũi con vòi
trong hầm phân, nó đang tận hưởng như dự tiệc linh đình.
Nghĩ nhớ ơn Phật.
Nghĩ đến công đức tu tập năm đại
kiếp, công đức thành toàn 48 lời nguyện độ sanh. Hiểu thì mới thương kính A Di Đà
tận đáy lòng.
Luôn luôn nghĩ tưởng đến Phật
và Phật độ gọi là tịnh niệm nối tiếp. Tâm luôn luôn dính mắc với Phật tánh, Phật
tướng, Phật quốc; dính mắc một trăm phần trăm; không ngơi nghỉ, không lỏng lẻo.
Trong cuộc sống hiện tại, nếu
hành giả tịnh độ thấy một cảnh tượng không tốt, một mùi hôi thúi vào mũi, làm
thế nào để khắc phục, không khởi tâm chê trách, phiền não.v.v…
Hành giả phải ghi nhớ trong tâm
những điều được diễn tả trong kinh Vô lương thọ, kinh A Di Đà.v.v... để có thể niệm Phật bằng tâm.
Chúng ta luôn luôn tiếp xúc với
lục trần, đừng đề cho tâm khởi lên phiền não vì trần cảnh mà hãy tiếp nhận cảnh
ngũ truợc này như tịnh độ trong tâm. Niệm Phật bằng tâm, dùng tâm niệm Phật. Không
niệm Phật với tâm trơ, tâm vô ký. Niệm Phật với tâm biết ơn Phật, với tâm tha
thiết được sống trong cõi Cực Lạc, niệm Phật như đang sống trong cõi Cực Lạc; mọi
trần cảnh đến đi đều được tâm từ chuyển hóa.
Chúng sanh trong cõi ta bà ngũ
trược này không thể hưởng dụng giống như các cõi Phật thanh tịnh khác. Cũng thế
quốc độ của con chuột là cái hang. Quốc độ của người Việt nam không giống quốc độ
của người Ấn Độ. Người sống trong rừng sâu núi thẳm có thế giới sống khác với
người sống ở Hoa Kỳ.v.v…
Đại Thế Chí nghĩa là Chí lớn ở
thế gian. Người niệm Phật nào cũng có chí lớn thành Phật. Ngài Thực Hiền đã chẳng
khuyên mọi người nên lập nguyện lớn đó sao. Vâng Đại Thế Chí, cái chí lớn không
rời thế gian, lý do đó Ngài nhờ vào lục trần, quán chiếu lục căn mà tu tập.
Ở trên chúng ta xác định là
niệm Phật là tưởng nhớ ơn Phật, tôn kính Phật, niệm Phật hay tán thán Phật. Những
việc làm này đủ để thành Phật chưa? Tất cả chỉ mới là ca tụng người khác. Ta phải
học theo Phật. Muốn thành Phật thì nên làm những gì như Phật đã làm.
Tất cả chư Phật đều tu theo
37 phẩm trợ đạo, lục độ.v.v…Ngoài ra, Phật A Di Đà lập 48 đại nguyện. Muốn hoàn
tất mỗi đại nguyện Ngài phải tìm tòi phải tu thêm phương pháp đặc biệt nào. Ngài
nhờ thầy mình chỉ dạy, hiển bày cho thấy 210 ức Phật quốc. Ngài quán chiếu và tìm
ra những phương pháp tu tập từ các cõi Phật đó, khả dĩ hữu dụng, có thể hoàn tất
mỗi nguyện của mình. Ngài y theo đó mà tu tập. Đó là những phương pháp riêng biệt
để hoàn thành nguyện của mình.
Chúng ta cũng phải làm như thế.
Chúng ta không chỉ niệm Phật là đủ. Sống trong cộng đồng, trong ngũ trược ta cũng
nhờ hướng dẫn của 37 phẩm trợ đạo, lục độ, tứ nhiếp pháp .v.v… và cũng phải tu
tập những phương pháp riêng biệt để viên mãn những đại nguyện của mình. Đấy là học theo Bồ tát Đại Thế Chí mà niệm Phật.
Chúng ta thường được nhắc nhở
lời chư Phật dạy:
Không làm ác, làm lành, giữ tâm
thanh tịnh.
Nhiều người sẽ không đồng ý,
thậm chí tìm lời bài bác, chỉ trích họ cho là còn dính mắc với niệm Phật thì làm
sao đạt được tâm thanh tịnh. Điều này cứ tùy căn cơ, duyên nghiệp của từng người
mà phương pháp thực hành sai khác để đạt tâm thanh tịnh. Mọi giải thích, bàn luận
đều bỏ ra ngoài lề của tu tâm. Những ai tu theo Tịnh độ đều quen thuộc kinh Vô
lượng Thọ. Phẩm thứ hai của kinh này (theo kinh mà ngài Hạ Liên Cư soạn), nói đến
các Bồ Tát tại gia tụ hội nghe Phật thuyết pháp. Các ngài chỉ tượng trưng, đại
diện cho giới cư sĩ tại gia. Các ngài đều tuân hành, vâng lời tu tập theo mười
hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Đây là mười phương pháp thực hành, tu tập, rèn luyện tâm
chứ không phải là mười điều cần đọc, cần học thuộc lòng suông. Vì lý do đó mà mười
nguyện này còn gọi là mười nguyện hành
trì rộng sâu như biển. Mười phương chư Phật đều tu mười hạnh này, mười phương Bồ
Tát đều tu theo hạnh này. Là phật tử, thì rất nhiều, rất nhiều người thuộc lòng
mười nguyện này. Nguyện nào cũng dạy chúng ta dính mắc, dích mắc thật thiết
tha, dính mắc thật sâu sắc với Phật, với giác tánh.
Nhất giả lễ kính chư Phật. (Chữ giả trong các câu này có nghĩa là LÀ.)
Nhị giả xưng tán Như Lai
Tam giả quảng tu cúng dường
Tứ giả sám hối nghiệp chướng
Ngũ giả tùy hỷ công đức
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
Thất giả thỉnh Phật trụ thế
Bát giả thường tùy Phật học
Cửu giả hằng thuận chúng
sanh.
Thập giả phổ giai hồi hướng.
Hân
Nên đọc bài: Niệm và Niệm Phật,
tác giả Thích nguyên Hùng. Thầy viết rõ ràng và nhiều chi tiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét