Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

4.2. Chủ ngữ
Chủ ngữ trong phần lớn các trường hợp mang ý nghĩa chỉ người và sự vật nhưng
nó có thể có các ý nghĩa khác. Chủ ngữ có thể được phản ánh bằng danh từ,
danh ngữ, đại từ, tính từ, tính ngữ, số từ, động từ, động ngữ.
n Chủ ngữ là danh ngữ:
Ví dụ:
Cả Thứ và San cùng hơi ngượng nghịu.
Những di vật ở dưới đất là một kho tàng rất quý báu, vô giá.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = <Danh từ/ngữ>

o Chủ ngữ là cụm C-V:
Ví dụ:
Cách mạng tháng tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Chủ ngữ> <Vị ngữ>

p Chủ ngữ là kiến trúc: “ <Từ phủ định> <Danh từ> <Đại từ phiếm định>”.
Ví dụ:
Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Từ phủ định> <danh từ/ngữ> <Đại từ phiếm định>

q Chủ ngữ là kiến trúc: “ có ( phiếm định) <Danh từ>”
Ví dụ:
Có những điều anh hỏi nghe thật buồn cười.
Mô hình tổng quát:  32
 <Chủ ngữ> = có <Danh từ/ngữ>

r Chủ ngữ là kiến trúc: “ <kết từ> <danh từ>”.
Ví dụ:
Gần sáng là lúc người ta hay ngủ say.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = <Kết từ> <Danh từ/ngữ>

s Chủ ngữ là kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian.
Ví dụ:
Từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = từ <Danh từ/ngữ> đến <Danh từ/ngữ>

t Chủ ngữ là ngữ cố định:
Ví dụ:
 Chỉ tay năm ngón thường làm hỏng việc.
Mô hình tổng quát:
 <Chủ ngữ> = <ngữ cố định>

u) Tĩnh lược chủ ngữ
 Trong hoạt động ngôn từ, chủ ngữ là thành phần dễ bị tỉnh lược so với vị
ngữ. Tỉnh lược đưa đến hai hệ quả: i) chủ ngữ hiểu ngầm; và ii) chủ ngữ zero.

i) Chủ ngữ hiểu ngầm: Chủ ngữ hiểu ngầm có thể khôi phục lại được và có thể
hiểu qua văn cảnh. Ví dụ:
“Huế ơi quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười” (TH)
Ai nhớ? Chủ ngữ được hiểu ngầm ở đây chính là tác giả.
 Chủ ngữ hiểu ngầm thường thấy trong các trường hợp sau đây: 
a. Chủ ngữ là một trong những người đối thoại
Ví dụ:
- Muốn về chưa?
- Chưa.

b. Chủ ngữ là chính tác giả.
Ví dụ: Lời quê góp nhặt dông dài (ND)

c. Chủ ngữ là nhân vật đang được nói đến trong câu chuyện.
Ví dụ:
 “ Đã nghe nước chảy lên non
 Đã nghe đất chuyển thành con sông dài”

d. Chủ ngữ là cái chung phổ biến. Loại này thường thấy trong các thành ngữ,
tục ngữ.
Ví dụ:
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

ii) Chủ ngữ zero. Chủ ngữ này có đặc điểm là người nói chú ý hướng tới sự tồn tại của hiện tượng chứ không chú ý đến bản thân hiện tượng. Đó là những câu định danh, câu tồn tại với động từ có.
Ví dụ:
 Nhiều sao quá!
 Có thực mới vực được đạo!
 Cháy nhà!

Chủ ngữ hiểu ngầm hay là chủ ngữ rút gọn thực tế vẫn tồn tại trong ý thức người nói. Về mặt ý nghĩa, câu có chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ ngữ hiện diện. Chủ ngữ rút gọn thường thấy trong các câu có ý nghĩa miêu tả, tính chất và quá trình. Chủ ngữ zero có trong câu có ý nghĩa tồn tại.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét