Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

phóng dật

Tâm không được điều khiển bởi kammathan phải chịu trách nhiệm cho sự sanh khởi “phóng dật” suốt cả cuộc đời. Hiện tượng xảy ra như vậy từ tuổi ấu thơ cho đến già nua, với người giầu có cũng như với kẻ nghèo khó, với người thông minh và kẻ ngu si, với người địa vị thấp hoặc cao trong cuộc đời, với người mù, kẻ điếc, bị tê liệt tàn tật, thương tật vân vân và vân vân.
Trong Phật Giáo, người như vậy được xem là vẫn còn ở tuổi “phóng dật”. Tâm của họ không sở hữu tính chất vĩ đại. Họ không bao giờ hài lòng.  Họ luôn sống một cuộc đời bất hạnh nếu nói theo niềm vui của tâm và khi họ chết, họ đánh mất tất cả… như cây có nhiều nhánh, hoa trái đầy đủ, nhưng nếu gốc rễ chính của nó bị hư hoại thì nó sẽ chết và mất đi tính chất vĩ đại của nó và tất cả mọi thứ khác. Nhưng không giống như thân người chết, cây  hoặc nhánh của cây đó có th dùng vào một vài mục tiêu nào đó.
Hậu quả tai hại của sự “phóng dật” của tâm thiếu Chánh pháp (Dhamma). Chánh pháp là thần hộ mệnh cho tâm. Thiếu nó thì sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc chân chánh và hạnh phúc phát sanh qua sự “phóng dật” của tâm sẽ là loại hạnh phúc mà ta (như một diễn viên) đang tham dự vai trò, làm tăng thêm sự “phóng dật”, khiến tâm càng tăng trưởng theo chiều hướng sai lầm, và không phải là loại hạnh phúc thật sự đáng hài lòng.

Không nghĩ, không nói, không viết hay hành động nào khiến mình và người xa rời Phật tánh mà mỗi người đang nuôi dưỡng, tưới tẩm, trưởng dưỡng...Không một ý nghĩ giả dối dù chỉ là bông đùa...vì bông đùa ra lời hay chữ viết đều khởi nguồn từ ý...Nhất là những ý lập lờ mà người đời cho là dùng chữ tục mà ý thanh...chuyện này chỉ gạt kẻ ngu si mà thôi...lập lờ...mang tính tội vi tế...tính tội vi tế khó sửa nhất...Hãy sớm sống với Phật tánh của mình một cách chân thành...Bỏ tất cả những trò mua vui cho thiên hạ, nhất là những trò này đưa người tuột xuống ...không kiểm soát được vì say sưa trong cơn gió lốc ái dục...ca ngợi tình yêu liên quan đến dâm dục...buồn, thương, nhớ...người đời khóai loại trữ tình này...chớ có chiều chuộng họ mà làm người dẫn đầu hành quân vào ba nẻo ác.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

tạm lánh xa.

Muốn trở thành người có đức hạnh, nên giữ giới, nên tạm thời xa lánh những người phóng dật, tạm thời  xa lánh những người đua đòi theo thị hiếu dục lạc thế gian, cho dù ngôn ngữ họ dùng có vẻ hài hước, mua vui cho đại chúng có thói quen thích thú khi được nhiễm độc "tham, sân, si". Người đang tu tập đức hạnh, căn cơ chưa thâm sâu nên tạm thời tránh xa những người có tâm châm chích, những người như những con rắn độc đang rình rập tấn công chỗ yếu kém, sơ hở của mình. Vì lý do là tâm hỷ xả của mình chưa mở rộng, vững chãi nên cánh cửa lòng từ bi rất non nớt, như cây non mới đâm chồi từ hạt giống nên hãy TẠM LÁNH XA.
Giữ giới vì có rất nhiều người thấy người khác có phạm hạnh thì như bị gai châm trong mắt, bị chướng lỗ tai; vì họ đang say sưa trong khoái cảm. Khoái cảm được điều khiển bởi cơn gío lốc dục lạc quá mạnh. NÊN TẠM LÁNH XA.
Họ luôn nỗ lực đạp đổ hạnh phúc của người khác và chủ mưu gây khó khăn và sân hận trong thế gian này mỗi khi họ có cơ hội làm như vậy. chữ nghiêng trích từ web.
Thực hành, tu tập một đời sống phạm hạnh trong lứa tuổi của mình, với văn minh, văn hóa mà trong đó mình đã học tập và trưởng thành có thể lỗi thời với lớp trẻ, có thể không phù hợp với văn minh, văn hóa của các dân tộc khác; do đó có rất nhiều chống đối, chỉ trích... Cách giải quyết là SỐNG TRONG PHÁP...khế lý, khế cơ...hy vọng sẽ hòa nhập nhẹ nhàng hơn.
Bạn xấu ác phải tránh xa. Bạn xấu ác ghê gớm nhất là những tính xấu của mình; đó những người bạn gần gũi nhất, mình phải tránh xa có nghĩa phải từ bỏ.
Tạm lánh xa, không có nghĩa là ác độc...nhưng tự xét chưa đủ khả năng đối trị những cơn bát phong ngoài khả năng hóa giải của mình... Khen chê lợi suy vui khổ vinh nhục.  

MỌI SỰ HÃY ĐỂ TỰ NHIÊN...Chỉ là vấn đề thời gian...nguôi ngoai...



Nam mô A Di Đà Phật con nguyện bỏ hết tật.
Nam mô đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát con từ bỏ ác.

Ta là con của Như Lai
Thân người tánh Phật chẳng sai bao giờ.

Tui càng lớn Phật càng nhỏ,
Tui khổng lồ Phật biến luôn.

Nghe pháp
Ai muốn hơn cho họ hơn,
Cất dấu trái banh thảy qua thảy lại của thế gian phiếm luận. Xong chuyện.

Niệm Phật với hết tâm lòng, với tâm tha thiết, với trí huệ,…
Mắt nhìn Phật cảnh, tai nghe phật âm, mũi ngửi Phật hương, lưỡi nếm Phật vị, thân trang nghiêm thanh tịnh (vì đang cùng chư Phật niệm Phật), ý nghĩ Phật pháp. Sống lục căn thanh tịnh trong từng tiếng niệm Phật.

Chấp nhận Niết bàn, từ bỏ thế gian. Không làm, không tham gia thế gian phù phiếm...nhất là nói xấu người...Lánh xa...

Bất ly thế gian pháp là …thấy, nghe, biết thế gian pháp người khác làm phiền não ta thì học,  để không dùng nó làm khổ người quanh ta,.... do nghiệp lực đưa đến, an bày…sẽ, đang có những thói hư, tật xấu hiển bày cho ta tu học…KHÔNG LÀM THEO là tu hành.

Hỷ xả trước…thì mới làm lòng từ bi khai mở…

Coi chừng đang phát huy thế gian tập khí…thói xấu thế gian mà cứ lầm là đang trưởng dưỡng Phật tâm, Phật tánh…

Một việc khiến ta hả hê, vui sướng vì danh, vì lợi…tài sắc danh thực…

Đang xây cái tui không lồ…

Đừng nên trách móc bất kỳ ai trong cuộc đời của bạn.
Vì:
Những người tốt đem đến cho bạn hạnh phúc.
Những người xấu đem đến cho bạn kinh nghiệm.
Những người tồi tệ cho bạn bài học.
Và những người tuyệt vời tặng bạn kỷ niệm.
 


Sống trong Phật tánh sẽ không trách móc, xếp loại ai như thể còn sống trong phàm phu tánh nên còn cho rằng: Người tốt, người xấu, người tồi tệ, người tuyệt vời; mà mọi người đều là cơ hội trên thế gian để ta có thể nhờ các thế gian pháp đó mà trau dồi, tâm tánh…; chỉ có nên tránh và nên tiếp thu tu học theo.

4/21/2014 Nghe HT Thích thanh Từ
Giảng về: Mình là gì?
Người đời chấp vào thân tứ đại là mình, vì nó mà phục vụ và lo sợ. Sợ già, sợ bịnh, sợ chết... do đó thích khen trẻ, đẹp, thích sưu tầm thuốc chữa bịnh, thuốc bổ... Hữu hình hữu họai...Còn cái vô hình, vô tướng, không sanh, không diệt thì quên mất...chẳng thèm để ý đến..đấy là tánh biết...thường hằng hữu...thanh tịnh, trong sáng...Thầy dạy diệt tâm lăng xăng, tâm sanh diệt thì tâm thường hằng, tánh biết hiển bày...Sống trong tánh biết này...là niết bàn...
Bài giảng chỉ tóm lược bấy nhiêu thôi, nhưng HT nhắc đi, nhắc lại bằng nhiều lối luận lý khác nhau...






Phật pháp bất ly thế gian pháp. (Hân nghe giảng ghi vài điều của TT Thích Trung Đạo)

Phần chữ nghiêng trích từ web.
Thế Gian Pháp Là Sanh Diệt nhưng Thể Tánh là Không Sanh Diệt như vậy Pháp Thế Gian chính là Phật Pháp.

Sóng là Động còn Ướt thì Không Động cho nên Sóng Chẳng Lìa Ướt, Ướt Chẳng Lìa Sóng.

Nhận được thể tánh của các Pháp thì ngay đó tức là Phật Pháp.

Nếu ứng dụng tu hành thì như đối cảnh không Tham Sân Si thì cảnh chính là Phật Pháp, đối cảnh sanh Tham Sân Si thì cảnh là Thế Gian Pháp.

Từ bùn, sen mọc lên.

Không có sự đùm bọc, giúp đỡ của thế gian, không thể tu thành Phật. v.v…


Phật tu sửa từ thế gian pháp…thành Phật. Sau khi thành Phật, Ngài tuyên bố tất cả chúng sanh đều có sẵn Phật tánh; vậy là Phật tử biết vâng lời Từ Phụ thì phải quyết định rằng ta không cần thành Phật mà chỉ sống từng giây từng phút với Phật tánh sẵn có…nuôi nấng trưởng dưỡng…Không cần tìm nữa, không cần thành Phật nữa…đã có sẵn còn tìm gì nữa…


Tại sao, như thế nào, ta sinh vào thế gian?
Do nghiệp sanh tử mà bị gió nghiệp đưa đẩy, cuốn trôi vào thế gian. Lực hấp dẫn, xô đẩy này mạnh như cơn gió lốc khó cưỡng lại…Nghiệp còn sanh tử  trả nợ, đòi nợ…có sức mạnh khủng khiếp do nghiệp xấu ác tích lũy, dồn nén từ vô thỉ kiếp. Bất thiện, chưa thiện nhiều hơn thiện…Do đó trong nhiều kinh đã nói…chúng sanh quen theo tánh xấu ác nên thường nghĩ, nói, làm việc bất nhiều hơn…
Bởi thế chớ có lên mặt ta là thánh nhân toàn thiện…Ta mang theo vô lượng thói hư tật xấu…nghĩ, nói, làm phơi bày ra cho mọi người biết…Thế gian pháp hiện ra của tha nhân làm ta đau lòng, phiền não.v.v…

Nếu ta không nhận ra, hùa theo, cổ võ, ngợi khen hay chống lại…Ta đang nhận thế gian pháp và làm tăng trưởng thế gian pháp; gió lốc nghiệp càng mạnh hơn vì ta đang thổi vào gió lốc một lực đồng chiều.

Nếu ta nhận thế gian pháp không tốt khiến ta phiền não…Ta quyết tâm không nghĩ, nói, làm những pháp thế gian đó cho người khác…Đó là biết dùng Phật pháp bất ly thế gian pháp. Làm việc này khó vô cùng, vì ta thổi vào cơn gió lốc một lực nghịch chiều; ta bị rất nhiều người ghét bỏ, chống đối; họ sẵn sàng hùa nhau cô lập ta, cho ta dởm đời...Ta dởm đời thật chứ còn gì nữa; vì ta không muốn không trôi lăn như tất cả người đời...ta muốn thoát ra khỏi cơn gió lốc nghiệp lực ...nó cuốn ta và 6 nẻo luân hồi....Vậy ta cứ chấp nhận vui vẻ...họ đúng mà...
Tóm lại tất cả chúng ta bị cơn gió lốc nghiệp lực sanh tử luân hồi nên đến thế gian…Chung quanh chúng ta rất nhiều người, cảnh vật, đều như được sắp đặt gần gũi ta. Họ thực hành những pháp thế gian do nghiệp lực của họ thôi thúc, điều khiển; xấu ác nhiều hơn thiện...làm ta phiền não, đau khổ...Ta biết vậy nên không dùng những pháp thế gian đó cho người khác...Vậy tất cả đang giúp cho ta tu học, tu hành, chuyển hóa…Hãy biết dùng thế gian pháp quanh ta mà tiến tu…Sống với Phật tánh, tập làm Phật con, tập làm con Phật...Nghĩ, nói, làm như Phật nghĩ, nói, làm...


Hôm nay ngày 19 thang 9 năm 2014.
Nghe thầy Pháp Hoà giảng chân không, diệu hữu.



Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Niệm Phật và nghiệp quả

bài giảng của TT Thích trung Đạo

Quăng một quả banh vào tường, qủa banh dội ngược...luật phản hồi..
Một tâm niệm khởi lên luôn luôn có nghiệp lực phản hồi...thầy nói gấp 4 lần tâm niệm phóng ra.
Mỗi phút đồng hồ có 1000 niệm khởi lên trong tâm trí...tốt, xấu, trung tính...có 4000 nghiệp quả phản hồi.
Muốn có nghiệp quả tốt thì niệm phát ra phải chánh niệm.
(thêm vào của cá nhân)>>>Con người được sinh ra do nghiệp lực đưa đến...nghiệp đó mang nặng tính ái dục của 6 nẻo luân hồi...Kinh thường dạy: Con người có khuynh hướng bất thiện nhiều hơn thiện do đó càng ngày càng đua nhau, rủ rê nhau, lôi cuốn nhau vào đường xấu ác...và hằng ngày thường tạo những nhân bất thiện, vui theo những pháp thế gian không cần thiết.v.v....
Niệm Phật, luôn tưởng nhớ đến những Phật tính, sống trong Phật tính...Tiếng "nam mô A Di Đà Phật", lời kinh...Phật pháp...là chánh niệm...Chánh niệm sẽ có phản hồi quả báu tốt đẹp...Một câu niệm Phật...đem về nghiệp quả tốt...
Không nhìn về quá khứ. Tốt xấu của quá khứ không nghĩ đến. Bắt đầu tu là bắt đầu từ bây giờ và tại đây. bây giờ niệm Phật...Gieo nhân chánh niệm...tương lai sẽ gặt hái nghiệp quả tốt...sẽ...thành Phật...

Tu thì ngay từ lúc này bắt đầu sửa, bỏ, loại trừ những thế gian pháp không cần thiết...chỉ chí tâm niệm Phật...gieo gieo gieo nhân chánh niệm...tạo âm đức...Ngoài những lúc niệm Phật, nghĩ tốt, nói tốt, hành tốt, làm nhiều việc thiện gọi là tạo dương đức...những công đức đem lợi lạc cho thế gian....Tu phải trọn vẹn cả âm đức và dương đức cho cân bằng cán cân thì công đức mới trọn vẹn...Tâm càng tốt, càng vui vẻ càng khiến mọi người xung quanh vui vẻ ...tự nhiên lằn hắc quang trên trán biến mất...gương mặt trở nên dễ mến, có sức lôi cuốn mọi người muốn gần cận thân thiện.

Tu bất ly thế gian pháp. Chấp nhận nghịch cảnh như là một trợ duyên đắc lực...đến lúc nào đó thì chẳng còn thấy thuận duyên khác với nghịch duyên...Chúng đều được nằm trong sắp xếp, an bày nào đó cho ta tiến hóa...nếu ta biết dùng chúng làm phương tiện sửa đổi tâm tánh mình...Dùng chúng để hành trì...hành mình chớ đừng hành hạ người khác...chớ buông một lời khiến người không vui...nó có thể là mầm ung thư cho họ vì họ gặm nhấm phiền muộn...tế bào yếu đi...sinh ung thư rồi chết....Một lời nói tạo nghiệp giết người không hay biết...Thay vì sám hối đọc tụng...con xin từ bỏ ăn năn...những tội lỗi đã làm...hoặc biết hoặc chẳng biết thì hãy tập...tập...nhất định phải tập từ nay không nói lời gây tổn thương tổn hại người....Nhưng phương pháp tốt nhất là thay vì nghĩ ngợi lung tung hãy nghĩ có một niệm duy nhất "A Di Đa Phật"...Duy nhất một chánh niệm trong tâm trí ....đi đứng nằm ngồi  ăn cơm mặc áo...lúc nào cũng nghĩ đến Phật tính...

Phật tử thì phải luôn sống trong các tính tốt của Phật, sống trong Phật tính...Không sống trong Phật tính giây phút nào thì không xứng là Phật tử giây phút đó...Ông Phật trong mỗi người trong đạo tràng cùng nhau trưởng thành...đạo tràng sẽ an vui vì ai cũng đang làm Phật cả...đang cố gắng làm Phật từng hơi thở...chớ có lơ là chểnh mảng...

Khi niệm Phật phải niệm với tâm thành, với lòng vui vẻ vì từng niệm đang phóng nội lực cho nghịêp lưc phản hồi...Không làm chiếu lệ...vì chung quanh người hành trì niệm Phật hay tụng kinh có vô vàn âm linh đang mong chờ được hưởng âm đức mà vãng sanh....vô lượng hộ pháp, chư thiên hộ trì...Cứ tinh tấn hết lòng đi rồi có một lúc chính quý vị sẽ thấy điều này không ngoa...

Phải tự tu, tự chứng, tự thành. Tăng ni chỉ hướng dẫn cho tập đi...Biết đi rồi phải tự lực...Trưởng dưỡng Phật tính của mình...Đến lúc nào đó ông Phật trong tâm sẽ là minh sư chỉ dạy cho mình từng bước, từng bước. Đó là minh sư đích thực của mỗi người...minh sư từ bên trong tâm thức...Khi nghe được lời chỉ dạy phải làm theo chớ có hoang mang, sợ sệt...Lòng do dự, nghi ngờ sẽ làm cho minh sư chân thật này không xuất hiện nữa...

Sau cùng thầy nói, lúc hành trì chúng ta đang vừa độ sinh vừa độ tử...chớ có qua loa mà cửu huyền thất tổ đau khổ triền miên...người sống chung quanh cũng không lợi lạc..

Âm thanh và bóng ảnh truyền đi và lưu trữ trong vũ trụ...radio, máy truyền hình...minh cảnh đài của âm phủ là những máy thu âm, thu hình này...

Tóm lại niệm Phật là gieo chánh niệm sẽ găt hái nghiệp quả tốt...cắt đứt mọi nhân duyên ác...luôn làm Phật trong từng giây phút...để thành Phật, gặp Phật trong tương lai...LUÔN TỰ HỎI...LÒNG TIN CÓ BỀN CHẮC???

July 4-2014 ...Hôm nay chợt nhớ đến bài giảng của Thầy Trung Đạo. Trong khi giảng thầy thường xác định "tự tánh làm, tự tánh biết". Thầy thường khuyên Phật tánh vốn sẵn có, không cần phải tạo, phải thành mà hãy sống như Phật tánh chỉ dạy...Ngày nào tụng kinh cũng nguyện hương, trong bài nguyện hương có câu: "theo tự tánh làm lành"...Đúng vậy hằng ngày cứ sống như Phật sống, làm những gì Phật đã làm...Kinh Vô Lượng Thọ nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở nhiều phẩm khác nhau...Giống như câu: "theo tự tánh làm lành"...Tu mọi công đức...làm những việc...thực hành các hạnh nguyện như chư Phật...Hãy luôn luôn coi mình là Phật...Tâm khẩu ý không bao giờ buông lung...không bao giờ làm khác với Phật tính...Một câu thật ngắn, ngày nào cũng đọc mà đâu có thấy bài học mà chư Tổ đã tư bi ghi lại dạy chúng ta...Có lẽ câu đó quá ngắn, quá bình thường...không cao siêu kiểu cọ nên chúng ta không thấy giá trị vô song của nó. "Theo tự tánh làm lành"...24/24 theo tự tánh làm lành là đủ.

Oct. 21-2014
Tôi đến thăm thầy Linh Nhẫn. Suốt mấy tiếng đồng hồ, thầy cứ nhắc đi, nhắc lại sám hối, niệm Phật, tụng kinh...thật nhiều...thật chánh niệm...minh sư sẽ hiện ra...không cần tìm kiếm minh sư...Minh sư chân thật trong Phật pháp...có thể chẳng phải dưới dạng hình nào hết...Tôi chẳng hiểu tại sao mà thầy lại có thể, vừa gặp, chưa nghe tôi tỏ ý nào mà lại biết tôi muốn xuất gia. "Minh sư trong hành trì Phật Pháp". Chỉ cần tinh chuyên...Nhắc đến mệt cả tai...Một ông già nhà quê, thật dễ thương...Cảm ơn thầy.

Nov.29-2014
Khởi tâm, động niệm đều nhớ đến Phật, pháp tăng là niệm Phật. Niệm nào cũng do Phật tánh hướng dẫn, cũng nhớ đến những đức tánh, đức tướng những hạnh mà chư Phật đã tu hành, tu hành như chư Phật đã tu đó là niệm Phật. Nghe giảng từ xem phi Phật giáo.