Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Trí huệ (sư Thích sán Nhiên)

Hai câu treo trên tường:
Trí - biết mình-biết người-kẻ trí
Tâm đừng hẹp hòi-khí đừng hung hăng-tài đừng bộc lộ.

Trí tuệ, huệ,trí _ba chữ này một nghĩa. trí huệ panna- huệ nana
 Trí tuệ là hiểu biết rõ ràng (wisdom)_liễu tri_thấu triệt_thông suốt.

 Pháp :
1) trạng thái : liễu tri, thấu suốt_Pháp thật tánh, thực tính
2) Phận sự: sát trừ si mê, mờ ám_ thấu triệt đối tượng (cảnh) một cách rõ ràng,
3) Sự thành tựu: không còn mê mờ, không còn nhiễm đắm cảnh (thế gian)_hiểu rõ thực tính: VT, Kh, VNgã.

 Nhân cần thiết để phát sanh trí tuệ:
Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc....khổ nhân...như vậy ai cũng có nhưng thực tính khổ trong mỗi người mỗi khác....Gọi là pháp thực tính...Mỗi người phải tự quán sát pháp thực tính này trong mình mà tu, mà sửa đổi để trở về gia tài sẵn có của mình (trí huệ).
Nhân sanh trí tuệ:
1) An tịnh (passathi)
2)Tác ý khôn khéo yonico manasikana
3) Tục sinh tâm tam nhân (vô tham, vô sân, vô si)
Nhân lúc giảng, thầy khuyên tụng đọc kinh phải hiểu nghĩa kinh mà tu tập đúng theo lời kinh dạy.
Trong tu tập, nên hòa đồng cùng học, cùng tập; nhưng chứng đắc như thế nào thì tùy theo từng cá nhân...Một mình chứng đắc...Không ai tu tập thế cho ta, không ai chứng đắc giùm ta...Sống chung đụng tránh đa sự: Thủy thái thanh ắt vô ngư. Nhân đa sự ắt vô trí. (Đa sự là ôm đồm nhiều quá, quyậy nhiều quá)

Có tám loại sức mạnh, người trí chỉ cần chuyển hóa, tu tập 6, 7, 8
1) Sức mạnh của trẻ thơ là___tiếng khóc
2)  sức...                      phụ nữ là___hờn dỗi
3)   ....                   kẻ cướp là____vũ khí
4)  .....                    nhà vua là ____uy quyền
5)    ....                  kẻ ngu là ____áp đảo (kệ tui)
6)  .....                    Bậc hiền trí là ___cảm hóa nhờ tình thương và trí tuệ.
7).....                     bậc đa văn là ____thẩm sát, suy tư, động não.
8) .....                    bậc sa môn _____Nhẫn nại

sa môn ( samana có 3 phận sự:  1) tu sĩ 2) khất sĩ (hóa duyên phận sự) 3) ẩn sĩ.  (samôn không cần phải xuất gia)

Trí huệ - Biết pháp chưa từng biết ...không cần biết hết pháp thế gian. (không cần, không nên, Phật không dạy)
            -Hiểu pháp chưa từng hiểu..............như trên............................................................
            -Thấy pháp chưa từng thấy ............như trên...............

* Chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt (pháp thực tính)....biết tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung...
Biết những gì trong ta, ngoài ta, chung quanh ta và mong muốn thành đạt.

Diệt trừ tham, sân,si  cùng mười bất thiện phải tu giới định huệ    Cách tu Thiền chỉ, thiền quán (vô thường, khổ, vô ngã) để đến niết bàn.

Nuôi dưỡng trí tuệ...làm sao có trí tuệ lâu dài....gồm ba điều không cần thiết lắm:
1) Nuôi dưỡng trí huệ  không bỏ, không cầu
2) Không thân cận kẻ tà kiến (Ví dụ: kẻ lạy tượng phật quý giá, nổi tiếng__Người chánh kiến lạy, kính lễ công đức, ân đức Phật trong mỗi lạy)
3) Thân cận, cung kính bậc hiền triết  Để phân biệt thầy giảng rõ:
a) trí thức puggala người học cao, hiểu rộng nhưng không tu tập thiện đức
b) thiện tri thức manissa (mano) có tu tập thiện đức.
c) bậc hiền trí pandita
d) thánh nhân ariya.

4) Điều thứ tư cần thiết. Thường xuyên quán sát cao siêu/ thậm thâm nhờ vipassana quán VT, Khổ, V Ngã.

Thầy nhắc đến kinh chăn bò....đếm bò cho người....Tu tập phải tự lực đừng có chăn bò thuê cho người...Ai tu nấy chứng...Chứng đạo luôn luôn một mình...tinh tấn một mình...chứng đắc một mình...

Cửu nghiệp trí...9 thứ sinh trí huệ:
1) thuyết pháp cho người nghe
2) Dạy nghề vô tội (chỉ có nghề tu) Nghề nào cũng có nghiệp lành hoặc ác. Trong kinh có nói đến một pháp sư giảng sai; không theo Phật pháp mà theo ý kiến sai lầm cá nhân cao ngạo, chê pháp Phật dạy; bị đọa làm con rắn (cá) khổng lồ màu sắc rực rỡ nhưng lăn lộn sống trong vũng lầy...mình miệng phát ra mùi thúi.
3) tạo nghiệp vô tội
4) Kính trọng người dạy ta/ thuyết pháp...tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư. có lòng cầu pháp, không cống cao, ngạo mạn, bịt tai, che mắt của hạng người áp đảo kệ tui....mà phải bất sỉ/ hạ vấn...hạ mình học hỏi

maha bát nhã ba la mật đa....bát nhã (panna trí tuệ)...ba la mật đa (paramitta)

5) làm việc thiện nguyện sanh trí tuệ. (không danh, không lợi, không thế gian pháp)
6) Lo sọan dịch kinh pháp cao siêu (tất cả mọi người cùng nhau làm...tùy hỷ)
7) Ưa thích bố thí chánh pháp (chánh pháp, biết tà lập tức ngừng0
8) Thỉnh nguyện người nói pháp cho ta nghe, hạ mình xuống, không vì danh lợi mà cầu
9) Cầu tài/ nghề/ hành nghề cao siêu

Do chính mình đi đến đạo quả...trên đường tu học cần có bạn (ăn cơm có canh...tu hành có bạn), song chí có đơn độc cá nhân dặt đạo quả..

Trong bài kinh chuyển luân (bài pháp đầu tiên Phật giảng cho 5 anh em Kiều trần Như) nói đến khổ khổ (dukkha dukkha)
Về thân và tâm : Sanh lão bệnh tử (khổ phổ biến), ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc (khổ cá biệt) …sầu, bi, khổ, bi, ai (khổ tâm)…Ngũ uẩn (khổ luân hồi)

4 năng nhiếp lực…đủ khả năng thuyết phục ta, người, chúng sanh.
Sarigahabala

1)    bố thí…(cho ra)…thí pháp
2)    Ái ngữ: Lời nói tốt gồm ái ngữ trong luân hồi khác với ái ngữ không luân hồi.
     Thuyết pháp có thể làm mất lòng người nghe nhưng đó là ái ngữ giải thoát. Khác với những lời làm hài lòng (giao tế nhân sự) không đem an lạc lâu dài cho người nghe mà đôi khi có phản ứng ngược lại khiến người nghe đắm nhiễm thích thú giả tạo đó mà càng ngày càng đắm chìm vào vòng ái luyến, ái dục nhân gian thấp hèn…
3)    Lợi hành:
4)    Tin, giới, bỏn xẻn, chưa có trí  tứ lợi hành là tín Tam bảo, giữ giới, Xả ly trừ bỏn xẻn, gieo giống trí huệ.
5)    Đồng sự: Chung vui, chia khổ,…Không nên nói chuyện khổ cho người khác nghe….cùng nhau tinh tấn, tiến hóa đến đạo quả Niết bàn.

Có năm quả báu:
1)    không lo sợ…tiền, tài
2)     kh...      ……..chuyện xấu
3)    …………pháp luật
4)     ………..chết
5)    ………sa vào 4 cõ khổ địa ngục ngạ quỷ suc1 sanh atula

Có bảy pháp trau giồi trí tuệ

1)    thường xuyên suy gẫm lời hay của đức Phật (VT K VN)
2)    Thân tâm luôn sạch sẽ
3)    Luôn luôn ngũ quyền cân bình
4)    Tránh xa người vô trí
5)    Thường quán sát pháp vi diệu cao siêu
6)    Luôn tầm cầu bậc trí tuệ
7)    Luôn hướng tâm về quả giải thoát…sửa chữa từng giây, từng phút, từng chút một gọi là giải thoát.

Luôn lấy trí tuệ làm đầu

Thật xa thật xa khoảng cách hai bờ đại dương
Thật xa thật xa khoảng cách thiện và bất thiện


Bốn trau giồi: VT, Khổ, V Ngã, N Bàn chỉ là một  …là trau giồi TRÍ TUỆ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét