Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ
“Ư bỉ nhị thập
nhất câu chi Phật độ, công đức trang
nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc,
siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói
về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
Ngài Pháp Tạng
Tỳ kheo, cần cầu thầy của ngài là Thế Gian Định Tự Tại Vương Như Lai. Điều ngài
thưa hỏi là muốn biết “Cõi Phật”.
Nếu luận
theo Tâm học thì khởi đầu kinh này có hai điều:
1.
Tên
của người học trò là Pháp Tạng (tượng trưng cho tạng thức alaya)
2.
Tên
người thầy là: Thế Gian Định Tự Tại
Vương (tượng trưng cho tâm tự tại với mọi pháp thế gian)
Trên phương
diện tu, Ngài Pháp Tạng (tạng thức) nếu
luôn trú trong định huệ sẽ thanh tịnh những chủng tử bất thiện trong tạng
thức thành thiện và cuối cùng khi nhập lý Bát nhã thì sẽ tự tại với mọi pháp, tượng
trưng bởi Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai.
Khi tỳ kheo
Pháp Tạng (alaya thức) tịnh thiện đến rốt ráo thì ngài là Pháp Giới Tạng Thân A
Di Đà Phật (thân biến cùng khắp và chứa mọi công đức), là Phật thân chứa đủ mọi Pháp trong thập phương
thế giới mà pháp nào cũng là Vô Lượng Quang (tức trí huệ hậu đắc sáng suốt viên
mãn; tượng trưng Phật A Di Đà (Amitabha)).
Trên phương diện sự tướng, Pháp Tạng chỉ muốn
học: Trang nghiêm Phật độ (cõi Phật).
Có hai cách
suy nghĩ khác nhau về nghĩa của trang nghiêm Phật quốc:
1. Trang
nghiêm cõi nước (tướng, cảnh).
2. Trang
nghiêm tâm (tâm, thức).
Phật không sáng
lập, không tạo ra Phật quốc (cõi Phật), nhưng ngài trang nghiêm Phật quốc bằng
công đức tu tập. Ngài trang nghiêm tâm thì chánh báo trang nghiêm sẽ là khởi
duyên để có y báo trang nghiêm.
Đối với những
vị chưa tự tại thì hai trang nghiêm cảnh và tâm này là phương tiện nhiếp độ, hổ
trợ cần thiết cho họ, nhất là trên phương diện giác ngộ thành Phật thì lại rất
cần hai trang nghiêm nầy.
Tâm nào cảnh
đó! Thực ra tâm và cảnh đi đôi (vạn pháp duy tâm, duy thức). Chuột, thỏ thích cảnh
trong hang. Con người sống trên trái đất này, tùy nghiệp thức cũng có những hoàn
cảnh sống chung quanh khác nhau. Người sinh ra và sống tại Việt nam phải hưởng
những hoàn cảnh sống tại Việt nam. Người Việt nam vượt biên qua Mỹ cũng có những
nhân duyên phải sống trong hoàn cảnh của nước Mỹ. Cả hai đều là người Việt, nhưng
tâm hai người Việt này theo cảnh mà sai biệt rất lớn.Tóm gọn là tu tâm theo thiện
pháp sẽ tạo ra công đức, năng lượng, năng lực. Năng lượng công đức này làm cho
chánh báo trở nên ngày càng trang nghiêm hơn. Chánh báo hiền thiện và y báo an
lạc chỉ là thành quả tất nhiên thuận theo luật nhân quả của nghiệp, mà tâm là yếu
tố chánh vận hành. Tâm và cảnh là trợ duyên của nghiệp mà cũng là quả của nghiêp.
Phật quốc được trang nghiêm do năng lực, công đức tu tập thân, khẩu, ý của vị
Phật là quả của nghiệp mà cũng là trợ duyên cho sự an lạc và giải thoát thành
Phật cho chúng sanh.
Khi chưa giác
ngộ, chưa nhập Bát nhã thì tâm tạo ra cảnh, sinh năng lực đôi lúc ảnh hưởng đến
tâm của người khác. Lấy ví dụ: Một người cau có, gắt gỏng, bước vào đám đông
đang vui vẻ thường biến đám đông đó bớt vui vẻ. Dân trong nước đang bồn chồn,
lo lắng về trận chiến ác liệt; đột nhiên loa phóng thanh reo hò tin thắng trận;
toàn dân nhẹ nhõm, vui vẻ. Qua những ví dụ này ta thấy năng lượng hoặc tâm, hoặc
cảnh đều có thể chuyển đổi hoàn cảnh sống.
Trong đời sống,
ta chỉ thấy, nghe hay biết qua cảnh. Thí dụ:
Hai chiếc xe
tông nhau, ta thấy có năng lực làm thay đổi vật thể là hai cái xe bị móp méo,
không những vậy, sức va chạm cũng còn đóng góp vào việc thay đổi vận hành của vũ
trụ; nhưng năng lượng này quá nhỏ so với năng lượng vũ trụ nên ta không biết được.
Ném một hòn đá vào chân con chó, ta thấy và biết được có năng lực vì con chó đau
kêu lên “cẳng cẳng” và chạy cà nhót. Giả sử như bạn có thể cầm hạt bụi nhỏ nhất
rồi bạn ném xuống đất hay bạn tung lên trời. Việc làm này cũng tạo ra năng lượng,
năng lực. Ta không thấy, không biết vì chưa đủ dụng cụ để đo đạt được; không có
nghĩa là năng lượng phát sinh không có; cũng không có nghĩa là năng lượng quá
nhỏ bé này không góp phần trong vận hành của vũ trụ. Trên đây là những tạo tác
năng lượng của vật chất.
Một lời nói,
một hành động, một tâm thức phát ra luôn luôn có tiêu dùng năng lượng và tạo ra
năng luợng. Một hành giả cố gắng giữ giới tinh tấn trong chánh ngữ, chánh nghiệp,
sống chánh mạng; an định tâm thức mình với chánh niệm, chánh định; hành giả đấy
cố gắng, quyết tâm sống với chánh tư duy, chánh huệ. Tất cả những cố gắng, nỗ lực
tâm thức, tâm linh này đều phải ra sức làm nên phải có lực hay năng lượng, gọi
là năng lượng tâm thức hay năng lượng tâm linh.
Ngài Pháp Tạng
đã nỗ lực tu tập thiện nghiệp suốt năm đại kiếp. Ngài khéo tu đến độ hoàn thành
48 nguyện độ sanh. Ngài theo phương tiện khéo được hiển bày và dạy bảo của đức
Tự Tại Vương Như Lai cùng với sự khéo tư duy, khéo chọn của Ngài rồi gia công dụng
hạnh tu trì ba nghiệp thân, khẩu, ý mà hiện nay công đức đã viên mãn (qua sự hoá
hiện của Cực Lạc quốc độ cực kỳ trang nghiêm mà 10 phương chư Phật đều khen ngợi)
Công đức nầy có thần lực bao la, lợi lạc cùng khắp không phải chỉ ảnh hưởng một nhóm người cau có
mà là một Phật quốc bao la để vãng sanh và thành Phật.
Phật A Di Đà
không sinh ra, không tạo ra thế giới Cực lạc như một thượng đế toàn năng; mà cõi
Cực Lạc đó là do công đức tu hành thân, khẩu, ý đúng như lý của Ngài, đã cảm ứng
(nhân quả) ra được một thế giới An Lạc như thế. Tất cả đều do năng lực khéo tu
trì, là thành quả tu hành theo bản nguyện lợi lạc của ngài mà thôi.
Những pháp hành
mà ngài Pháp Tạng tỳ kheo tu, mười phương chư Phật đều tu. Ngài cũng dùng 37 phẩm
trợ đạo, thập Ba la mật, vạn hạnh … là cộng Pháp của mười phương Phật, thêm vào
những biệt Pháp công đức trang nghiêm cõi Cực Lạc bằng cách quán sát và nhiếp
thọ các công đức của các cõi Phật. Công đức tu tập hoàn tất trong năm đại kiếp,
khéo léo nhiếp thọ hai trăm mười ức Phật tâm cần thiết vào một Phật tâm, thành
toàn 48 đại nguyện; đó là công đức vĩ đại nhất là trong việc vãng sanh và thành
Phật.
Hành giả tu
tịnh độ niệm Phật A Di Đà có nghĩa là luôn tưởng nhớ, luôn chiêm ngưỡng, kính
trọng công đức của Phật và phát tâm nguyện nương tựa năng lực gia trì của ngài;
tức là phải niệm cảnh (danh hiệu và cõi nước trang nghiêm …) và niệm tâm ( từ
bi, đại nguyện, gia trì cuả Phật.v.v…) như kinh Quán Vô Lương Thọ Phật đã dạy.
Sống trong tập
thể, không ai có thể độc lập, không nương tựa gì cả. Ai tự hào cho rằng họ chẳng
cần nương tựa mà chỉ cần tự lực thì chúng ta cứ “A Di Đà Phật” và thành tâm cầu
nguyện cho họ hiểu rõ bản hoài và bi nguyện của chư Phật Bồ Tát , vượt mọi sở
tri chướng vào bể nhiếp thọ của Như Lai , chóng được an lạc giải thoát.
Nói về sự nương
tưạ thì trước giờ nhập Niết bàn, Phật Thích Ca cũng căn dặn chúng ta nương tựa
“giới”, trên thế gian, lúc còn bé, đứa trẻ nào cũng nương tựa cha, mẹ, anh, chị
v.v... Tôi ngồi đây, nhìn ra cửa sổ, chiếc lá rung rinh trong nắng. Tôi đang nương
tựa vào chiếc lá để thấy, để sinh tồn vì
chiếc lá đang tạo dưỡng khí cho tôi thở.v.v... Vạn vật quanh tôi, nhỏ như hạt bụi
mà bạn vừa phủi khỏi mặt bàn. Hạt bụi ấy cũng đang góp phần nào sự vận hành của
thiên nhiên, của luật nhân quả. Một vận hành ổn định, tự nhiên và nương tựa lẫn
nhau. Là Phật tử thì nương tựa Tam bảo:
Con về nương
tựa Phật.
Con về nương
tựa Pháp.
Con về nương
tựa Tăng.
Con luôn niệm
Phật với lòng tôn kính và tâm nương tựa thập phương Phật, Pháp, Tăng.
Niệm danh hiệu
Phật nào thì Phật đức, Phật trí của vị Phật ấy sẽ hiện rõ trong tâm người niệm
khi họ niệm với sự hiểu biết đức trí nguyện của vị Phật và với lòng thành kính
, biết ơn tha thiết hướng về ngài.
Trần Đức Hân
Đính
kèm:
Nói
Đến Tịnh Độ Thì Có 4 Loại Khác Nhau:
1. Phàm Thánh Đồng Cư Độ:
Đây là nói cõi Phật có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, và phàm phu cùng ở chung, như thế giới Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động ( A Súc Phật ), tuy là rất mầu nhiệm nhưng vẫn còn có phàm phu ở.
2. Phương Tiện Thánh Cư Độ:
Là cõi mà các vị Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh và các Hồi Tâm A La Hán cảm ứng theo sự tu chứng mà sanh vào. Phương Tiện Thánh Cư Độ không có Phàm Phu mà chỉ thuần là Thánh Hiền. Đây không phải là một thế giới riêng biệt nào cả mà là cảnh giới tu chứng của các vị Thánh ấy và lực gia trì của Phật để tiếp độ mả hóa hiện thành.
3. Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Thật Báo Trang Nghiêm Độ Có 2 Loại Khác Nhau:
a. Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ của Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật, là cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết. Tự Thọ Dụng Độ tức là cõi cùng khắp Pháp giới không có tướng sai biệt là quả của trí huệ trang nghiêm. Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật thì đầy đủ viên mãn mọi tướng công đức là quả của Công đức trang nghiêm
b. Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ trụ của Tha Thọ Dụng Báo Thân Phật, cũng là cõi Tịnh Độ do chư Phật hóa hiện để độ chư Bồ Tát trong Thập Địa. Bậc sơ địa thì thấy theo bậc sơ địa, Nhị Địa thì thấy theo bậc Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Thập Địa.
4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ:
Không có tướng cảnh giới, không có nơi chốn ,cùng khắp, không có tướng đối đãi. Thường Quang Tịch Độ là nói tự tánh Pháp thân của chư Phật , đồng nghĩa với Niết bàn vô trụ.
1. Phàm Thánh Đồng Cư Độ:
Đây là nói cõi Phật có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, và phàm phu cùng ở chung, như thế giới Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động ( A Súc Phật ), tuy là rất mầu nhiệm nhưng vẫn còn có phàm phu ở.
2. Phương Tiện Thánh Cư Độ:
Là cõi mà các vị Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh và các Hồi Tâm A La Hán cảm ứng theo sự tu chứng mà sanh vào. Phương Tiện Thánh Cư Độ không có Phàm Phu mà chỉ thuần là Thánh Hiền. Đây không phải là một thế giới riêng biệt nào cả mà là cảnh giới tu chứng của các vị Thánh ấy và lực gia trì của Phật để tiếp độ mả hóa hiện thành.
3. Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Thật Báo Trang Nghiêm Độ Có 2 Loại Khác Nhau:
a. Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ của Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật, là cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết. Tự Thọ Dụng Độ tức là cõi cùng khắp Pháp giới không có tướng sai biệt là quả của trí huệ trang nghiêm. Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật thì đầy đủ viên mãn mọi tướng công đức là quả của Công đức trang nghiêm
b. Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ trụ của Tha Thọ Dụng Báo Thân Phật, cũng là cõi Tịnh Độ do chư Phật hóa hiện để độ chư Bồ Tát trong Thập Địa. Bậc sơ địa thì thấy theo bậc sơ địa, Nhị Địa thì thấy theo bậc Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Thập Địa.
4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ:
Không có tướng cảnh giới, không có nơi chốn ,cùng khắp, không có tướng đối đãi. Thường Quang Tịch Độ là nói tự tánh Pháp thân của chư Phật , đồng nghĩa với Niết bàn vô trụ.
Phật thân:
Pháp thân:
Thân chân lý, bát nhã thân, thể tịch và vô tướng.
Báo thân: Thân
vô lượng công đức viên thành. Bồ Tát sơ địa đến Thập địa tâm cảnh khá tương ứng mới đủ khả năng ân hưởng
một phần công đức này hay được sanh về Báo Độ nầy.
Ứng thân: Thân
ứng hiện để độ sanh, vì chúng sanh mà thị hiện.
Cõi Phật có
sai khác là do phương tiện độ sanh mà đặt tên. Trí quả là cõi của Pháp thân, công
đức quả thị hiện là cõi của báo thân (độ chư Bồ Tát) và các cõi của ứng thân (độ
mọi loài chúng sanh)
Nhất thiết
chủng trí là trí biết tất cả tổng pháp cùng biệt pháp như các căn tánh, nghiệp
quả và mọi phương tiện sai biệt thích hợp độ sanh, là sự viên mãn rốt ráo của đạo
chủng trí của Bồ tát và không trí ( vô ngã trí hay giải thoát trí cuả Thanh Văn).
Kinh Hoa Nghiêm có đề cập đến Phật trí, chia ra làm nhiều loại để thể hiện một
phần tánh , tướng và dụng của Nhất Thiết Chủng Trí, như sau:
“Giải thoát trí:
trí tuệ đã cởi bỏ mọi phiền não và nhận thức sai lầm.
Tất cánh trí: tất
cánh là hoàn thiện, cùng tột, không gì hơn nữa.
Lợi trí: trí tuệ sắc bén.
Thâm trí: trí tuệ
sâu xa.
Tật trí: trí tuệ
mau lẹ v.v…
Nhất thiết
trí:
Nhất thiết
trí là trí giải thoát của A La Hán và Bích Chi Phật, trí biết được đạo lý tổng
quát của mọi pháp đó là vô ngã trí, Trí nầy không biết rõ hết sai biệt trí của
thế gian cùng phương tiện trí để độ sanh như nhất thiết chủng trí của chư Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét