·
Duy Thức
·
Trong Duy
thức tông, người ta phân biệt 51 loại tâm sở. Ðại sư Vô Trước (asaṅga) phân chia
51 tâm sở này thành sáu loại trong Ðại thừa a-tì-đạt-ma tập luận
(abhidharmasamuccaya):
1.5 Biến hành tâm sở 2.5 Biệt cảnh tâm sở 3.11 Thiện tâm sở 4.6 Căn bản phiền não tâm sở 5.20 Tùy phiền não tâm sở 6.4 Bất định tâm sở
5+5+11+6+20+4=51
51 tâm sở
I. 5 Biến hành tâm sở (遍 行; sarvatraga), năm loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hành xuất
phát cùng với một tâm vương, gồm có: 1. Xúc (sparśa); 2. Tác ý (manaskāra); 3.
Thụ (vedanā); 4. Tưởng (saṃjñā); 5. Tư (cetanā), tương ưng với tất cả tâm và
tâm sở;
II. 5 Biệt cảnh tâm sở (別 境; viniyata) năm loại tâm pháp xác định ngoại cảnh: 1. Dục
(chanda); 2. Thắng giải (adhimokṣa); 3. Niệm (smṛti);
4. Ðịnh (samādhi); 5. Huệ (prajñā), chỉ duyên (nương) theo
các cảnh khác nhau mà sinh khởi.
III. 11 Thiện tâm sở: 1. Tín
; 2. Tàm; 3. Quí ; 4. Vô tham ; 5. Vô sân
6. Vô si; 7. Tinh tiến ; 8. Khinh an ; 9. Bất phóng dật ; 10. Xả
(upekśā); 11. Bất hại
IV. 6 Căn bản phiền não tâm sở
: 1. Tham ; 2. Sân ; 3. Si (vô minh) 4. Mạn ; 5. Nghi; 6. Kiến cũng được gọi
là Ác kiến.
Ðiểm thứ sáu là Kiến cũng thường được chia
ra làm năm loại: 1. Thân kiến : một kiến giải cho rằng thân thể được tạo bằng
ngũ uẩn là một cái »ta« là »cái của
ta« 2. Biên kiến : một kiến giải liên hệ đến phiền não, cho rằng cái »ta« được
tạo bằng ngũ uẩn là một cái gì đó thường còn, vĩnh viễn [thường kiến] hoặc ngược
lại, là một cái gì đó bị đoạn diệt, không có gì tiếp nối giữa hai cuộc sống con
người [đoạn kiến]; 3. Kiến thủ kiến : kiến giải cho rằng một kiến giải bất thiện
hoặc ngũ uẩn, cơ sở xuất phát của kiến giải bất thiện này là những điều tuyệt hảo.
Kiến giải bất thiện trong trường hợp này là Thân kiến, Biên kiến; 4. Giới cấm
thủ kiến : là một kiến giải cho rằng, những qui tắc xử sự sai hoặc những lời hướng
dẫn tu tập sai 5. Tà kiến : kiến phủ nhận
cái gì thật sự tồn tại, thêu dệt thêm vào những gì thật sự không có.
V. 20 Tùy phiền não tâm sở :
1. Phẫn; 2. Hận , uất ức, tâm thù oán; 3. Phú , che dấu tội
lỗi, đạo đức giả; 4. Não , làm bực bội phiền nhiễu; 5. Tật , ganh ghét vì thấy
người ta hơn mình; 6. Xan , xan tham, ích kỉ; 7. Xiểm , giả dối, nói mình có những
đức tính tốt mà thật ra thì không có; 8. Cuống: gian lận, dối gạt, lừa lọc;
9. Kiêu , tự phụ; 10. Ác hại ; 11. Vô tàm, không tôn kính, không biết hổ
thẹn về việc tội lỗi đã làm; 12. Vô quí , tâm không biết sợ với tội quả, không
biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội; 13. Hôn trầm , tâm chìm đắm, lừ đừ,
thiếu linh động, nhạy bén; 14. Trạo cử , hồi hộp không yên; 15. Bất tín 16. Giải
đãi , tâm trạng không tinh tiếng, biếng nhác; 17. Phóng dật ; 18. Thất niệm ,
chóng quên, không chú tâm; 19. Tán loạn ; 20. Bất chính tri, hiểu biết sai.
VI. 4 Bất định tâm sở , bất
định bởi vì các tâm sở này thay đổi giá trị tùy theo các tâm vương. Chúng bao gồm:
1. Hối , hối hận; 2. Miên , giấc ngủ; 3. Tầm , suy nghĩ, tìm hiểu dạng thô; 4.
Tứ , suy nghĩ, tìm hiểu dạng tinh tế.
Cách phân chia như trên của Duy thức tông được xem là bước
tiến triển cuối cùng trong việc phân tích, phân loại các tâm sở và cũng là bản
phân loại tiêu chuẩn cho tất cả những trường phái Ðại thừa tại Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam
và Tây Tạng.
Năm chướng ngại
năm triền cái, ngũ chướng;
Năm tính chất của tâm làm tâm thức trì trệ, không đạt được Ðịnh . Ðó là: 1. Tham,
2. Sân hận 3. Buồn ngủ, mệt mỏi, 4. Hối
tiếc khó chịu 5. Nghi ngờ (s: vicikitsā).
Hành giả cần trừ năm uế nhiễm này mới đạt được Tứ thiền đầu tiên trong
tám giai đoạn thiền định (Tứ
thiền bát định).
四 禪
Gọi đầy đủ là Tứ thiền định; chỉ bốn cấp thiền trong sắc giới
(Ba thế giới), đó là:
1. Ðịnh sơ thiền: tâm tập trung vào một cảnh, tâm tầm, tứ ,
hoàn toàn li dục và không còn các Bất thiện Pháp. Người đạt sơ thiền cảm
nhận trạng thái Hỉ, Lạc và Xả
; 2. Ðịnh nhị thiền: tâm không còn tầm, tứ. Nội tĩnh, Nhất tâm. Trạng thái này là
Hỉ, Lạc, Xả; 3. Ðịnh tam thiền: lìa trạng thái Hỉ, chỉ còn trạng thái Xả và Lạc;
4. Ðịnh tứ thiền: lìa trạng thái Lạc, chỉ còn riêng cảm giác Xả và chính niệm.
四 禪 八 定
bao gồm Tứ
thiền (1-4) và bốn xứ của Vô sắc giới
1. Ðịnh Không vô biên xứ : hoàn
toàn vượt khỏi sắc tướng (rūpa), đối ngại tưởng biến mất, và không tác ý đến những
tưởng sai biệt. Với ý tưởng »Hư không là vô biên,« đạt Không vô biên xứ; 2. Ðịnh Thức vô biên xứ: vượt khỏi Không vô biên xứ, đạt
Thức vô biên xứ với ý niệm »Thức là vô biên«; 2. Ðịnh
Thức vô sở hữu xứ: hoàn toàn vượt khỏi Thức vô biên xứ, đạt Vô sở hữu xứ
với ý niệm »Vô sở hữu.« Lìa được trạng thái không quán, thức quán và tâm sở hữu;
4. Ðịnh Phi tưởng, phi phi tưởng xứ: hoàn toàn
vượt khỏi Vô sở hữu xứ, trú tại Phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
Bốn định của vô sắc giới
này có thể được Phật thu thập từ truyền thống thiền của Ấn Ðộ trước đó
và sau được hợp lại với Tứ thiền trở thành Bát định.
và bốn xứ của Vô sắc giới
1. Ðịnh Không vô
biên xứ
2. Ðịnh Thức vô
biên xứ
3. Ðịnh Thức vô sỏ
hữu xứ
4. Ðịnh Phi tưởng, phi phi tưởng xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét