Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền

Phẩm hai, kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ giới thiệu đại đa số người đến nghe pháp là các Chánh Sĩ, tức là các Bồ tát tại gia, tất cả các ngài đều tu theo hạnh Phổ Hiền Đại Sĩ. Trong kinh VLT này, lần đầu tiên, Phật giới thiệu pháp môn niệm danh hiệu Phật đến đại chúng gồm cả những người có tâm muốn tu tại gia. Chúng ta thử tìm hiểu hạnh nguyện Phổ Hiền quan trọng thế nào đối với người tu Tịnh độ.
Vào chùa ta thường thấy tượng Phật nào cũng có hai tượng Bồ Tát thượng thủ, dẫn đầu, phụ tá, bên tay phải, bên tay trái.  Phật Thích Ca có hai vị là văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Ngài Thích Ca hóa độ cõi Ta Bà, ngũ trược, ác thế này, hành giả cần phải có trí huệ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, và khả năng hành trì sâu rộng, phổ thông v.v…đức hành trì của ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Ngài A Di Đà, giáo chủ cõi Cực Lạc, Cõi này tu hạnh Bồ Tát, tiếp độ chúng sanh khắp mười phương nên tâm hành giả cần Từ Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát và đại lực, đại thế chí của  Đại Thế Chí Bồ Tát. Tu theo pháp môn Tịnh độ, nguyện về cõi Phật A Di Đà thì phải hành trì hạnh của Đại Thế Chí Bồ Tát và hạnh của Quán Thế Âm Bồ Tát; thế mà vô số Chánh Sĩ (Bồ tát tại gia trong kinh VLT) này lại đều tu hạnh Phổ Hiền Đại Sĩ.

Hầu như chư Phật mười phương đều tu hạnh Phổ Hiền. Vì sao? Phật nào cũng có trí huệ vẹn toàn; có nghĩa là không phải là trí huệ trên lý trên lý thuyết suông mà trí huệ của các ngài đã trải nghiệm qua thực hành, qua hạnh phổ hiền, thực hành đức hạnh hiền lành, từ bi hỉ xả rộng lớn, sâu xa. Hạnh phổ hiền, thực hành đức hạnh phổ hiền.

 “Đến lúc lâm chung, thân không khổ, tâm không phiền não v.v…liền được vãng sanh”

Phổ Hiền có nghĩa gì.

Hiền là dễ thương, dễ mến…Còn chữ phổ chỉ là tĩnh từ nói lên tính chất hiền như thế nào, lành như thế nào. Phổ là phơi bày, trình bày, là khiến cho mọi nơi, mọi người, mọi giới, mọi chúng sanh, cùng khắp, rộng lớn đều biết đến. Phổ Hiền là cái tính hiền lành không che dấu, không giấu kín làm của riêng, mà đem cái hiền lành này tỏ rõ cho muôn loài, mọi nơi hưởng nhờ. Phổ không mang ý nghĩa bình dị, thường tình, đơn giản, dễ thực hiện, ai cũng làm được, nhưng hầu như có ẩn ý này. Vì không đơn giản, không dễ hiểu, dễ làm thì không thể nào phổ biến rộng rãi cho mọi tầng lớp.Vậy nên đặt lòng tin, mọi chúng sanh có thể tu tập. Vị Bồ Tát này là Đại Hạnh Phổ Hiền. Tánh hiền đức được phổ biến không nhờ lời nói, chữ viết nhưng nhờ hành động, qua các việc làm bởi vậy gọi là Đại hạnh. Những hành động lớn, rộng sâu.v.v..

Bài hạnh nguyện Phổ Hiền này Phật tử đều thuộc lòng rồi.

Nhất giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như Lai,
Tam giả quảng tu cúng dường,
Tứ giả sám hối nghiệp chướng,
Ngũ giả tùy hỉ công đức,
Lục giả thỉnh chuyển pháp luân,
Thất giả thỉnh Phật trụ thế,
Bát giả thường tuỳ Phật học,
Cửu giả hằng thuận chúng sanh,
Thập giả phổ giai hồi hướng.

Quý vị thay chữ giả bằng chữ là thì dễ hiểu ngay.

Nhất là lễ kính chư Phật.

Chư Phật có nghĩa là khắp thảy, tất cả, vô lượng, vô biên Phật. Phật đã thành, Phật đang thành hay phật đang tu, Phật sẽ thành. Mỗi chúng sanh đều là Phật.
Nói đến lễ kính chư Phật thì ta liền thấy hình ảnh đại đa số người đời thường tới chùa, là vội vàng vào chánh điện, thắp một nắm nhang, xông khói, làm ô nhiễm không khí, rồi lạy thật nhiều, cầu xin thật nhiều. Một số ít khác, nghiêm trang lạy Phật xi măng, Phật tượng đá, Phật trên giấy.
Nếu có ai lỡ tay làm rách tấm Phật giấy là họ tỏ thái độ, và ngay trong thái độ đó ta đọc được họ không lễ kính ông Phật trong người bạn đạo.

Lễ kính chư Phật, không phải là mỗi ngày lạy vài ngàn lạy mà không biết mình cũng là Phật sẽ thành. Tôn kính, lễ kính Phật của mình trong mọi thời, mọi khắc hành giả sẽ không bao giờ vội vàng, hấp tấp, luôn luôn tỉnh thức trong mọi việc mình đang làm. Lễ kính mình thì không khi nào mình giám buông lung làm điều càn giở. Lạy tượng Phật mà tâm không có Phật thì đâu khác chi tập thể dục.
Chư Phật không còn tại thế, lạy hình tượng Phật là chuyện dĩ nhiên, là một hình thức không thể có lựa chọn nào khác để tưởng nhớ, để tỏ bày lòng mình qua hình thức kính lễ Phật và công ơn Phật. Khi thân và tâm hợp nhất kính lễ tức là lễ xuống với lòng thành kính, ta kính trọng chư Phật gồm có Phật đã thành, Phật trong ta, Phật trong bạn đồng tu, Phật trong mười phương pháp giới. Ta có đem tâm kính trọng sâu sắc, rộng rãi như vậy thì bản ngã sẽ tiêu trừ. Biết hạ bản ngã mình xuống thì lập tức mọi tội chướng tiêu tan, chẳng còn oan gia, trái chủ nào giữ ý tưởng trả thù, những oán hờn đã kết thắt tự nó được buông, được cởi, tháo rã được giải thoát. Trong kinh Vô Lượng Thọ cũng nói Phật nhãn thấy biết tất cả. Do đó hành giả làm lành, làm ác đều Phật đều biết, Phật tánh đều rõ. Phật và Phật tánh là nơi hành giả có thể gởi gắm, thú tội, xưng tội, bộc bạch rõ ràng trong tâm và phát nguyện từ đây không tái phạm mà phải tạo công đức, phước thiện để bù đắp tội lỗi.  Mỗi vị Phật có Phật tánh nào đó tương ứng trong tâm, có khả năng giúp hành giả tự lực làm tiêu trừ tội chướng, khiến tâm ô uế được thanh tịnh, Sự gia hộ của Phật là đức tướng, đức tánh của vị Phật đó thấm thấu vào tâm hành giả trong mỗi cái lạy. Người lạy sám hối nên rõ ràng điều này. Đức hạnh thấm vào từng cái lạy, tính xấu, tội lỗi tiêu trừ, thân tâm sẽ an lạc.

Kính lễ là lễ, là lạy, là xá, là chào hỏi, là thưa gởi là những hành động lễ nghi tỏ lòng cung kính. Trọng tâm là lễ.
Còn lễ kính là sự kính trọng mà những lễ nghi hình thức có năng lực, mang tải sự cung kính khiến cho đối phương nhận ra. Trọng tâm là sự kính trọng.
Tâm kính trọng mới là sự điều phục, điều cần làm. Lễ kính đức hạnh mà tôn tượng được biểu tượng, học và tu sửa cho có đức hạnh đó, không lễ cục xi măng.
Vậy chớ có đem cái tâm lễ mà không kính. Xá, lạy, bắt tay, chào hỏi chiếu lệ là những hành động xây dựng bản ngã. Những thứ giả dối này còn tệ hại hơn là không thực hành nghi lễ. Vì vậy hãy đọc lại lần nữa:

Nhất giả lễ kính chư Phật.

Khi lạy Phật ta cũng nhớ kính trọng Phật trong ta cùng lúc đó ta cũng lễ kính Phật trong muôn loài chúng sanh; có thế ta mới không móng tâm kênh kiệu.

Nhất là lễ kính chư Phật.

Phật là giác ngộ. Đôi khi chúng ta thấy, nghe, các nhóm chữ: đức Phật, đấng giác ngô; “đức”, “đấng” đem lại ý nghĩa có chút hình tượng, nghĩa là khi nói đến Phật con người có thói quen có hình tượng nào đó.
Điều đáng khắc ghi là ta phải giác ngộ. Đây không phải là tự cao mà là tự tin, và tin lời Phật dạy. Và dù cho có vòng vo cho lắm cũng đến mục đích là nên phát tâm Bồ Đề, nên phát tâm giác ngộ. Không phát tâm Bồ đề, không phát tâm Giác ngộ, thì đến với đạo Phật không mục đích. Phát tâm Bồ Đề là điều tiên quyết, cho nên:
Nhất giả lễ kính chư Phật.

Hiện nay kinh sách nhiều, chùa nhiều, người đọc tụng kinh điển cũng nhiều do đó Thường Bất Khinh Bồ Tát không còn xa lạ. Bước đến chùa, vào đạo tràng, biết nhìn bạn đồng tu với mình là Phật tương lai không còn là chuyện mập mờ, bí ẩn gì nữa. Ngồi trong đạo tràng, đông, tây, nam, bắc, mọi phương đều có bạn đồng tu; mười phương chư Phật thường hộ niệm cho nhau, ngay trước mắt. Vậy cùng nhau giữ mực thước, ít ra cũng giữ giới hòa đồng tu là chuyện nên làm nhất. Lễ kính chư Phật trong chúng đồng tu là việc làm then chốt trong việc tu tập hằng ngày. Các việc khác như dâng hương hoa, nước, lễ lạy v..v..chỉ là việc phụ thuộc.

Viết tới đây thôi! Mời quý bạn đạo tìm cho ra bài văn “Khuyến phát Bồ Đề tâm” của ngài Thực Hiền, Tổ sư  của Tịnh độ tông. Hầu hết tăng, ni phải học thuộc lòng. Đây là một trong hai bài văn tuyệt tác trong Phật giáo.

Ghi chú:
Lạy xuống, đầu sát đất, lưng nằm ngang, hai mông chạm gót chân. Ai có cái bụng to thì nới rộng hai đùi ra một tí, để cho cái bụng phệ chạm đất luôn, có như thế ta mới không chổng mông, khiến người phía sau khó chịu.

Nhị giả xưng tán Như Lai.

Như Lai nghĩa là đến như vậy, đến như thế, (as is). Thông thường Phật dùng để tả đấng giác ngộ mà ý tưởng giới thiệu ngài có nghiêng về hình tướng, còn khi giới thiệu những đức tánh của ngài thì ta dùng chữ Như Lai. Sự phân biệt này không được áp dụng triệt để vì rất nhiều chỗ trong kinh sách vẫn gọi “đức Như Lai”.
Khi kính lễ, ta cần có đối tượng về hình tướng, khi xưng tán, tán thán, ca ngợi ta thường nhắm vào đức tánh. Hai câu:
Nhất giả lễ kính chư Phật,
Nhị giả xưng tán Như Lai,
Cho ta chút phân biệt rõ ràng hơn về hình tướng và đức tánh về hai chữ Phật và Như Lai.
Có chỗ nói rằng Phật chẳng từ đâu đến, không đi về đâu. Cũng có chỗ nói Như Lai không từ đâu đến, chẳng đi về đâu. Nếu cứ chấp nhất đúng sai thi chẳng còn là như lai nữa.
Như Lai thường được đề cập cho cái tâm không rộn ràng, không dính mắc, an nhiên, tự tại, rỗng rang, tịch tĩnh khi mọi .niệm, mọi ý tưởng..v..v.. đến thì biết chúng đến, chúng biến mất cũng biết. Tâm của đấng giác ngộ, trí và bi viên mãn…các ngài tự xưng là Như Lai. Các ngài không còn cái tôi, cái ta trong xưng hô đối đãi nữa.

Như Lai còn có nghĩa là nói như làm, làm như nói. Nghĩa này thực tiễn hơn trong việc tu tập hằng ngày.


Ca dương, xưng tán, khen ngợi, để tỏ lòng kính trọng với chư Như Lai, thực sự không quan trọng hơn là những rung động muốn học theo, hành theo những đức tính cao quý để sẽ là Như Lai. Trên thực tế, hằng ngày tập ca ngợi, tán thán, học hỏi những tánh tốt của mọi người xung quanh, tâm tâm, niệm niệm chỉ học điều tốt, không để ý đến điều xấu của người. Thấy điều tốt của người sửa đổi điều chưa tốt của ta. Thấy điều xấu của người để ta tránh, không phạm. Đấy là những điều thiết thực trong câu:
Nhị giả xưng tán Như Lai.
Người tốt, người xấu đến và đi trong trách nhiệm, nhiệm vụ của họ phải làm do luật nhân quả điều hành. Tất cả đều là thiện tri thức đang giúp ta chuyển hóa. Đấy là xét ngoại cảnh, năng lực bên ngoài.
Rèn luyện tâm, hành giả quán chiếu thường xuyên tâm trí mình, những đức tính, những thói hư, tật xấu, những phước trí, những tội lỗi v.v… là những thiện tri thức gần gũi ta nhất. Chúng cũng đến, đi trong xếp đặt tự nhiên (như lai), của luật nhân quả. Không có chúng hiện diện thì ta có cái gì mà tu sửa mà thành Phật.

Một đoạn kinh Duy Ma Cật và một đoạn trong kinh Vô Lượng Thọ nói về Như Lai, nên đọc cho biết:

2.- Ông Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi rằng:

- Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Xin ngài cho biết những gì là hạt giống Như
Lai?

- Văn Thù Sư Lợi đáp: Thân là hạt giống Như lai. Vô minh, ái là hạt giống
Như lai. Tham, sân, si là hạt giống Như lai. Tứ đảo, ngũ cái, lục nhập, thất
tình, cửu não, thập bất thiện nghiệp là hạt giống Như lai. Nói tóm lại, 62 thứ
kiến chấp và tất cả các phiền não đều là hạt giống Như lai.

- Nói thế nghĩa là gì?

- Nghĩa là những tâm và tâm sở pháp có tánh chất phiền não, vô minh đó là
hạt giống Như lai Phật. Ngược lại, nếu người tỏ ngộ vô vi, chứng nhập
chánh vị thì không thể phát tâm hướng đến vô thượng Bồ đề. Ví như cao
nguyên và đất gò, sen không thể mọc được thì còn mong gì trổ được hoa.
Chỉ có đất thấp, bùn lầy, hoa sen mới sanh trưởng. Cũng như vậy, người ngộ vô vi pháp, chứng nhập chánh vị không cần sinh hoạt ở trong Phật pháp nữa.
Chỉ có chúng sanh ở trong bùn lầy phiền não, mới phát khởi lòng mong cầu Phật pháp mà thôi. Cũng như trồng cây trong hư không, cây không thể sanh
trưởng. Phải trồng ở chỗ có đất phân, cây mới tươi tốt sum suê. Cũng vậy
người chứng nhập vô vi chánh vị không còn điều kiện để sanh trong Phật
pháp, thà kiến chấp to như núi Tu Di mà họ còn có cơ hội phát tâm cầu vô
thượng Bồ đề, sanh trong Phật pháp. Thế cho nên phải biết rằng: Tất cả
phiền não là hạt giống Như lai. Ví như không lặn xuống biển sâu, không thể
có được bảo châu vô giá. Không vào biển lớn phiền não, không thể có nhất
thiết trí vô giá Như lai.
Như Lai vượt qua các thứ đến và đi, không vướng bận, không dính mắc; nhưng phải có cái gì đó đến và đi; cái đó đoạn kinh trên gọi là hạt giống, chất phân, chất đất, chất bùn v.v...

Phẩm ba, kinh Vô Lượng Thọ mà cư sĩ Hạ Liên Cư viết:
A Nan đương tri! Như Lai chánh giác, Kỳ trí nan lượng, vô hữu chướng ngại, năng ư niệm khoảnh, trụ vô lượng ức kiếp. Thân cập chư căn, vô hữu tăng giảm. Sở dĩ hà giả? Như Lai định huệ, cứu sướng vô cực, ư nhất thiết pháp, nhi đắc tối thắng tự tại.
A Nan nên biết! Trí chánh giác của Như Lai khó lường, chẳng có chướng ngại. Trong khoảng một niệm, Như Lai an trụ cả vô lượng kiếp, thân và căn sắc chẳng hề tăng giảm. Tại sao thế? Vì định huệ của Như Lai đã trọn vẹn cùng cực. Như Lai tự tại tuyệt đối với tất cả pháp.

Tôi thích nhất là câu Như Lai tự tại tuyệt đối với tất cả pháp. Bát phong không lay động, không dính mắc sắc thanh hương vị xúc pháp, ngũ uẩn không ngăn che, vượt qua hết thảy chướng ngại khổ đau, vượt ra khỏi sanh tử luân hồi v.v...vượt qua tất cả các pháp. Câu ngắn gọn xúc tích.

Tathāgata (DevanagariतथागतSanskrit: [t̪əˈt̪ʰɑːɡət̪ə]) is a Pali and Sanskrit word the Buddha of the Pali Canon uses when referring to himself. The term is often thought to mean either "one who has thus gone" (tathā-gata) or "one who has thus come" (tathā-āgata). This is interpreted as signifying that the Tathagata is beyond all coming and going – beyond all transitory phenomena. There are, however, other interpretations and the precise original meaning of the word is not certain.[1]
The Buddha is quoted on numerous occasions in the Pali Canon as referring to himself as the Tathagata instead of using the pronouns me, I or myself. This may be meant to emphasize by implication that the teaching is uttered by one who has transcended the human condition, one beyond the otherwise endless cycle of rebirth and death, i.e. beyondsuffering.
Để tránh sự chấp nhất, các lời phê phán kinh Phật không bằng tiếng Tàu, sao cứ đem tiếng hán ra mà giải thích thì đoạn văn bằng tiếng anh trên nói lên nghĩa của chữ Như Lai. Dịch kinh Vô Lượng Thọ tôi dùng chữ Như Lai khi Phật xưng hô. Đoạn văn trên cho tôi yên tâm.
Tại sao cúng dường lại phải quảng tu?

Quảng có nghĩa là rộng rãi, rộng lớn, mênh mông, mở cửa, mở rộng cho mọi thứ mọi loài.
Hãy mở tâm hồn rộng thênh thang ra mà cúng dường, mà bố thí cho mọi tầng lớp, mọi loài, bố thí, cúng dường nhiều loại, nhiều hình thức khác nhau; đấy gọi là quảng tu cúng dường.
Thông thường khi dâng tặng cho bậc cao trọng ta gọi là cúng dường, cho người nhỏ, thấp hơn, hạng loại thấp hơn ta gọi là bố thí, cho, thí là giúp đỡ, bố thí là cho, giúp đỡ cùng khắp. Nếu việc bố thí mà có tâm thí cho mày..v..v.. thì mất hết phước đức.
Dầu sao đi nữa hai chữ bố thí và cúng dường có chút nghịch lý với tính bình đẳng của đạo Phật. Chút chút thôi, nhưng có thì phải nhận là có.
Vào thời buổi này, lắm chuyện thật nhố nhăng, nhất là chuyện kêu gọi cúng dường. Chư tăng ni làm không biết bao nhiêu việc mà Phật khuyên không nên làm trong kinh Phạm Võng. Đám Phật tử mê tín cứ đua nhau đưa cổ vào để được cứa và được tiếng khen hão huyền.
Thôi chấm dứt chuyện ngoài lề. Quay về! quay về ngay! không nêu lỗi người.

Nói đến bố thí, cúng dường thì chúng ta đã gặp rất nhiều kêu gọi lòng trắc ẩn có mục đích tốt đẹp hay đen tối, xấu xa vì thế ta nên thận trọng. Bố thí ba la mật, bố thí tiền tài, vật thực, vật dụng, bố thí sự không sợ hãi, bố thí pháp..

Trong kinh này, chúng ta nghe Phật dạy bố thí cho kẻ cùng khổ, phước đức lớn gấp trăm ngàn lần cúng dường cho chư Phật.
Trong kinh khác, Phật lại dạy cúng dường cho hàng ngàn vị phàm tăng không bằng cúng dường cho một Bích Chi Phật và vân vân…
Tại sao thế? Vì giải chấp cái tâm của người cúng dường mà tùy nghi biến hóa.

Ví dụ ta muốn giúp hai anh chàng tự cao, tự đại. Một anh là tiến sĩ, một anh mù chữ. Ta phải dùng mấy phương pháp để họ hết tự cao?

Chúng ta nói đến những thứ bố thí, cúng dường mà chúng ta thường xuyên làm.
Những việc đem an vui cho người khác. Đơn giản như việc làm mang tính công dân giáo dục, đức dục, vệ sinh phổ thông, nên thi hành cho đúng. Các oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi khiến người xung quanh thoải mái; không khuấy động sự an vui, yên tĩnh của người khác, nhất là nên dùng những lời nói, không mang tính tuyên truyền, thúc dục, làm tổn thương, tổn hại, động não người nghe. Đấy là những cúng dường thiết thực nhất. Đem an vui, đem sự không sợ hãi cho tha nhân, làm cho tha nhân vui lòng, qua những việc có thể làm rất đơn giản, dễ dàng trong đời thường mà những việc đó là vô uý thí. Muốn đem an vui cho người khác thì tuyệt đối không nói xấu người, không moi chuyện không tốt của người cho người thứ ba nghe vì viên đạn xuyên qua tim một người thì một người chết, còn tiếng nói vang khắp mười phương, không một dụng cụ nào có thể thu trọn vẹn âm thanh đã phóng ra. Âm thanh phát ra từ nhiều năm trước, tận chốn xa xăm nào vẵn tồn tại trong vũ trụ mà máy móc, dụng cụ thích hợp có thể thu và cho phát ra. Lời nói xấu ác có thể là thuốc độc giết rất nhiều người trong nhiều thế hệ. Lê chiêu Thống bị nguyền rủa bao nhiêu đời rồi. Lê chiêu Thống đau khổ, phiền não hay không thì chẳng ai biết, nhưng người nguyền rủa thì ngay giây phút phát âm, lòng sân hận dâng trào. Vậy chớ có khen mình, chê người, nói, kể, viết chuyện xấu của người một cách khờ khạo. Người có tội không bị quả báo nặng bằng người moi cái xấu của người khác; hãy gẫm luật nhân quả sẽ rõ. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng dạy trong bài giảng tri thiên mệnh: “Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
 Buông tha tâm trí mới nhẹ nhàng và người có lỗi mới có cơ hội sám hối mà cùng tiến tu.

Bậc thứ hai, là làm ba mươi tám hạnh trong đời sống bình thường để tạo cuộc sống hạnh phúc, không làm phiền người khác và xã hội. Trong những hạnh này, cung kính nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, con cái là những việc thiết thực và có công đức cao trọng. Tóm tắt là làm tròn bổn phận, thi hành những nhiệm vụ của người cháu, người con, người anh, người chị, người em, người mẹ, người cha..v..v..người hàng xóm trong cộng đồng, người công dân.

Thứ ba, khi làm việc gì thì tâm của mình an trú trong việc làm ấy.
Dâng nước cúng Phật, tách nước sạch, nước trong, tay chân, thân thể đã tắm gội; đặt tách nước con nguyện: “nguyện cho muôn loài chúng sanh được mát mẻ, được nhu nhuyễn, an lạc..v.v…
Dâng hoa: “Con nguyện muôn loài chúng sanh sớm phát tâm tìm cầu Phật pháp, sớm mở tâm thơm ngát, trong sạch như hoa…..”
Cắm nhang, đốt trầm : “Con nguyện Phật pháp lan tỏa khắp mười phương…”
Dâng trái cây: “Con nguyện cho tất cả chúng sanh sớm đạt đạo quả.”

Cúng dường trong mọi oai nghi và ái ngữ trong từng lời nói, từng giây, từng phút, nhẫn nại, chuyên cần…

Tuyệt đối không xin xỏ bất cứ chuyện gì cho mình mà phải buông xả, hồi hướng, chia xẻ mọi công đức nhỏ nhất nếu có…Có chút nào xả thí hết chút đó đến chúng sanh.

Cúng dường, bố thí..v.v..là đề tài đầu môi của nhiều người. 

Trong kinh ta thường thấy chư Thiên, chư Bồ Tát v.v...thường đi cúng dường khắp mười phương chư Phật. Nếu ta tin sâu sắc lời Phật dạy, tất cả chúng sanh đều là Phật thì ngay trong đời sống này, khi lòng ta hoan hỷ, từ bi, hỷ xả là những cơn gió dức thổi lên, trổi dây trong lòng ta khiến ta có những tư tưởng, lời nói, hành động hiện bày ra an ủi, vỗ về, giúp đỡ, đem lợi lạc cho muôn loài chung quanh; chúng ta cũng đang cúng dường mười phương chư Phật chung quanh chúng ta, trong khoảnh khắc vậy. Không khác đâu. Vậy chớ tự coi thường ý nghĩ, nụ cười, tiếng nói, hành động, cử chỉ có chánh niệm ngay bây giờ và tại đây. Đó là bố thí, là cúng dường không ngừng nghỉ, không nhiễm tâm tính toán. Đó là cúng dường Ba La Mật mọi người thường làm, có thể làm một cách dễ dàng và tư nhiên.

Tứ giả sám hối nghiệp chướng.
....

Đại đa số Chánh sĩ tu hạnh Phổ Hiền thì những người tu Tịnh độ cũng nên thuộc lòng và tu theo hạnh này.

Kính chúc quý vị an vui.


Trần đức Hân

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

thân tâm bất tịnh

Thân tâm bất tịnh.
Suốt ngày ta có thể tự kiểm tra và chế ngự được những loại thân bất tịnh nào?
Thứ nhất ta thường nghe giảng thân này do tứ đại hợp thành và chứa toàn những thứ bất tịnh. Các chất bất tịnh này được thải ra qua chín lỗ. Thật ra mồ hôi được thải ra qua rất nhiều lỗ chân lông. Quán sát này ta chẳng chế ngự được những bất tịnh mà chỉ có một chút tâm nhờm tởm nhờ đó không đắm say vào việc chăm sóc cho thân xác. Quán sát này chẳng giúp cho tu tập đạt có kết quả cao.

Loại thân bất tịnh thứ hai, ít được đề cập tới. Đó là cái thân đòi hỏi được thỏa mãn những nhu cầu. Đi lâu thân đòi đứng, đứng lâu thân đòi ngồi, ngồi lâu thân đòi nằm, vài giờ không uống cổ khô đòi nước, không ăn bụng cồn cào, kêu gào thức ăn, nhiệt độ trên 78 F đòi gió mát, dưới 60 F đòi áo ấm, đòi ngủ, đòi nghỉ, che nắng, che mưa đòi nón, đòi nhà. Hành giả còn có những thói khen chê về hình sắc thì chê mờ, chê chói, chê xấu, khen đẹp; về âm thanh thì khen, chê, êm tai, chát chúa, xúc chạm êm ái, thô nhám, quá lạnh, quá nóng.v.v…Tuy nói là thân đòi nhưng thực chất là tâm đòi hỏi. Những cái tâm bất tịnh này, hành giả không ngừng quán sát sẽ có thể hàng phục, chế ngự. Nhiều người đã nhờ hình ảnh Phật Thích Ca với ba tấm y, một bình bát, cũng như ba chữ: “sống biết đủ” mà an định được những cái tâm đòi hỏi này. Quán sát từng giây, từng phút những loại thân tâm bất tịnh này mới sửa đổi, chuyển hoá thiết thực hơn. Thiết thực vì chúng ở ngay trong ta từng giây, từng phút nhưng chúng ta si mê, tham thụ hưởng thú vui chớp nháy nên mờ mắt, ù tai không nghe, không thấy.

“Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày,
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh.”

Ai trong chúng ta, hễ còn là phàm phu thì tâm cứ lăng xăng trong sáu nẻo luôn hồi. Tâm ý chúng ta nhảy quá nhanh khiến chúng ta chợt sống trong tâm cảnh địa ngục, chợt sống trong cảnh ngạ quỷ, chợt sống trong cảnh súc sanh, chợt sống trong cảnh atula, chợt sống trong cảnh người, chợt sống trong cảnh trời. Sáu loại chúng sanh này chợt sanh chợt diệt trong tâm.

Ngày nào, lúc nào chúng ta tụng kinh, lúc nào nhớ nghĩ đến Phật Pháp thì câu này thường hiện ra:
 “Chúng sanh vô biên thề nguyện độ”.
Độ thế nào?
Hãy giữ cho tâm không còn một niệm (cho những ai tu thiền). Hãy giữ cho tâm chỉ còn một niệm A Di Đà Phật, hoặc cao siêu lắm …nhất tâm bất loạn. (cho những ai tu tịnh độ)

Giả sử chúng ta 70 tuổi. Chúng ta đã chăm sóc cho cái thân giả hợp, giả tan này quá ư là nhiều rồi. Cái thân này càng ngày càng đòi hỏi quá quắt, nó mang tính phản bội, nó chẳng hề nhớ ơn chăm sóc của ta. Ta càng ăn nhiều, càng tẩm bổ nhiều, thân càng nhõng nhẽo, đòi hỏi nhiều hơn, nay nhức, mai mỏi. Hãy nhìn người nông dân đồng tuổi với ta, nghèo đến không có tiền mua viên thuốc đau bụng, hắn sống hiên ngang trong gió mưa. Hắn có tâm thanh tịnh, hắn an phận biết sống vừa đủ.

Tâm bất tịnh phát xuất từ sợ chết, ham sống lâu, ham trường thọ là một cái tâm phổ biến nhất, là tâm bịnh nặng nhất, như thuốc độc ngấm sâu tận xương. Sinh, lão, bịnh, tử là quy luật nhân quả tự nhiên. Sợ hãi hay không sợ hãi chỉ là chuyện thừa thãi. Thế nhưng, phần lớn những người thuyết giảng lại là những người hay giới thiệu, hay chuyển gởi email, chỉ dạy những phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh để khích lệ kéo dài cuộc sống. Chúng ta nhận không biết bao nhiêu là email về cách thức, mẹo vặt, chữa bệnh, các cách thức ăn uống, dưỡng sinh… từ các Pháp sư. Quý ngài đem lợi lạc cho cuộc sống vật lý nhiều hơn cho tâm linh. Thử hỏi mỗi ngày chúng ta có năm ba cái email loại này rồi óc cứ loay hoay tính toán để bồi dưỡng thân thì còn đâu thì giờ và tâm ý mà tu tâm, sửa tánh. Tâm bận rộn sẽ nặng hơn, làm lệch cán cân thiên bình, và bệnh, tử sẽ đến mau hơn.

Cũng có những bạn đạo nghiện ngập. Họ không nghiện ngập xì ke, ma túy nhưng nghiện ngập chỉ dạy và sai khiến người. Nhất là mấy bà nấu ăn. Rất nhiều người dở môn nào hay dạy người khác môn đó. Các bà nấu ăn dở, ngồi đâu cũng dạy người nấu ăn là chuyện thường tình. Họ vừa buông đũa bữa điểm tâm liền oang oang tính toán cho bữa ăn trưa, bữa ăn xế, bữa ăn chiều. Họ chỉ huy, khoe tài huyên thuyên bất tận, về món ăn, về những loại bổ dưỡng, nhưng thỉnh thoảng lại xác định, ra vẻ phân bua rằng: “chỉ có mình tôi là chuyên tâm niệm Phật và im lặng trong những bạn đạo làm công quả”. (Thực ra hai đoạn văn dài dòng trên chỉ cần vài chữ: “đừng có thế gian tạp thoại  hay là chớ có tự hào thế trí biện thông”, nhưng không dài dòng thì mấy bà trong nhà bếp không ngừng phát thanh.)

Khi tâm thanh tịnh thì chẳng còn thứ bịnh nào quan trọng. Bịnh quan trọng nhất là bịnh “tâm viên, ý mã” khiến cho chúng ta luân hồi sanh tử trong từng sát na. Chúng ta đều đang “bị bịnh ung thư luân hồi” và chắc chắn những người suy nghĩ lao lung, những người nói năng huyên thuyên thường là người bị bịnh trầm trọng nhất.

Mang thân xác người, thân tứ đại tan rã đâu có chi luyến tiếc. Tâm ý lăng xăng, sanh tử luân hồi liên miên bất tận khiến chúng ta thường xuyên sống trong địa ngục vô gián. Địa ngục vô gián trong tâm ai thì người đó nên tự biết mà chấm dứt. Phàm tâm này không chết thì chúng ta còn trong ngục vô gián, thì làm sao thấy biết được tâm rỗng rang. Phàm tâm này là tâm phiền não, vì lo cho thân mà có tâm nàyđó là thân tâm bất tịnh…vì thân mà tâm trở thành bất tịnh.

Tóm lại, thân bất tịnh, hôi thối, bài biết ..v..v..chỉ là cái thân vật lý, không đáng tập trung bài giảng vào đó. Tâm ý lăng xăng, lo lắng, o bế, lo sợ, phục vụ cho cái thân mới là trọng điểm để suy tư, quán sát về cái thân bất tịnh. Tâm này không tận diệt thì thanh tịnh tâm không khai sáng. Và thực tế, chúng ta chẳng làm gì được cho thân vật lý khỏi bất tịnh, khỏi thối rữa, nhưng ta có thể cải biến, chuyển hóa tâm ý lăng xăng, cái tâm lo cho thân;  để đạt được tâm rỗng rang. Khi tâm rỗng rang thì ta đâu còn bận tâm hoặc có ý niệm nào về thân vật lý, cứ để chúng thường xuyên vận hành tự nhiên...

CTHuy

7/31/2013


Ta cũng thường nghe: "tướng tùy tâm tạo"...gần tám mươi rồi tôi cũng nhận thấy rất rõ ràng điều này...tướng tốt đẹp hiền lành ở những người hiền lành lương thiện. "Cái nết đánh chết cái đẹp"...Câu đơn gỉan này lại hay nhất...

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Phật Pháp bất ly thế gian pháp

Phật pháp bất ly thế gian pháp.

Thế Gian Pháp Là Sanh Diệt nhưng Thể Tánh của nó là Không Sanh Diệt như vậy Pháp Thế Gian chính là Phật Pháp.

Sóng là Động còn Ướt thì Không Động cho nên Sóng Chẳng Lìa Ướt, Ướt Chẳng Lìa Sóng.

Nhận được thể tánh của các Pháp thì ngay đó tức là Phật Pháp.

Nếu ứng dụng tu hành thì như đối cảnh không Tham Sân Si thì cảnh chính là Phật Pháp, đối cảnh sanh Tham Sân Si thì cảnh là Thế Gian Pháp.

Từ bùn, sen mọc lên.

Không có sự đùm bọc, giúp đỡ của thế gian, không thể tu thành Phật. v.v…


Phật tu sửa từ thế gian pháp…thành Phật. Sau khi thành Phật, Ngài tuyên bố tất cả chúng sanh đều có sẵn Phật tánh; vậy là Phật tử biết vâng lời Từ Phụ thì phải quyết định rằng ta không cần thành Phật mà chỉ sống từng giây từng phút với Phật tánh sẵn có…nuôi nấng trưởng dưỡng…Không cần tìm nữa, không cần thành hay không thành Phật nữa…đã có sẵn còn tìm gì nữa…


Tại sao? và ta sinh vào thế gian như thế nào?
Do nghiệp sanh tử mà bị gió nghiệp đưa đẩy, cuốn trôi vào thế gian. Lực hấp dẫn, xô đẩy này mạnh như cơn gió lốc khó cưỡng lại…Nghiệp còn sanh tử  trả nợ, đòi nợ…có sức mạnh khủng khiếp do nghiệp xấu ác tích lũy, dồn nén từ vô thỉ kiếp. Bất thiện, chưa thiện nhiều hơn thiện…Do đó trong nhiều kinh đã nói…chúng sanh quen theo tánh xấu ác nên thường nghĩ, nói, làm việc bất thiện nhiều hơn…
Bởi thế chớ có lên mặt ta là thánh nhân toàn thiện…Ta mang theo vô lượng thói hư tật xấu…nghĩ, nói, làm phơi bày ra cho mọi người biết…Thế gian pháp hiện ra từ tha nhân làm ta đau lòng, phiền não.v.v…Nên ít suy nghĩ luông tuồng mà xa lìa chánh niệm, ít nói, ít viết bừa bãi nhất là những bài định nghĩa chằng chơ v.v...Những việc làm này gây tội nghiệp nặng nề vì gây não loạn những khối óc ngây thơ, trong sạch của người khác...

Nếu ta không nhận ra, hùa theo, cổ võ, ngợi khen hay chống lại là ta đang nhận thế gian pháp và làm tăng trưởng thế gian pháp, đang tiến xa dần, càng lúc càng xa tự tánh chứ không trên đường trở về tự tánh... Tán thán công đức là việc nên làm. Khen những việc khiến người được khen lún xuống bùn sâu dục vọng của thế gian là chuyện nên tránh. Phải cẩn thận, tránh việc ca tụng thói hư tật xấu của người.
Người ta phơi bày cái xấu ác, nếu thấy được thì nên hiểu rằng đây là sự thị hiện giúp ta tu tâm...hoặc tránh xa, hoặc huấn luyện cho ta tính nhẫn nhịn...nhiều dạng và trạng thái khác nhau...CHỈ MỘT MỤC ĐÍCH GIÚP TA TU TÂM...

Nếu ta nhận thế gian pháp không tốt khiến ta phiền não là ta còn yếu kém…Ta quyết tâm không nghĩ, nói, làm những pháp thế gian đó cho người khác…Đó là biết dùng Phật pháp bất ly thế gian pháp...


Tất cả chúng ta bị cơn gió lốc nghiệp lực sanh tử luân hồi nên đến thế gian…Chung quanh chúng ta rất nhiều người, cảnh vật, đều như được sắp đặt gần gũi ta cho ta tu học, tu hành, chuyển hóa…Hãy biết dùng thế gian pháp quanh ta mà tiến tu…như Phật pháp…

Mỗi người là một quyển sách vĩ đại nhất. Quán chiếu, đọc và hiểu tùy khả năng mỗi người. Phật dạy nhiều pháp môn; khéo chọn, khéo thưc hành, khéo sống trong wisdom của mình...

Nghi thức cúng linh (TTThích Pháp Ấn soạn)

Nghi thức cúng linh (bảy tuần)
(Thỉnh 3 hồi khánh, mõ, hay chuông,mỗi hồi khoảng 10 tới 12 tiếng. Sau 3 hồi, thỉnh thêm 3 tiếng)

(chủ lễ B)     Xin mời toàn thể tang gia hiếu quyến, quỳ trước linh đài, tất cả con cháu thắp hương tưởng niệm. (C)
(Chủ lễ A)    Dâng hương lên  án cúng dường.   Lễ hương linh 2 lạy.
Thỉnh 1 tiếng chuông, lạy xuống, chờ nghe nhấp một tiếng chuông, mọi người từ từ quỳ lên. ( C )
Chủ lễ B  Tất cả thứ tự thong thả cùng ngồi, một lòng chí thành làm lễ.
Chủ lễ A   Toàn thể tứ chúng dùng hương đức thanh tịnh, hoa nguyện trang nghiêm, Cung thỉnh hương linh trở lại đàn tràng, nghe kinh lễ Phật.
Phục nguyện: Hôm nay có gia đình tang gia hiếu quyến tên là:…..cung thỉnh chư Tôn đức chứng minh cầu siêu cho hương linh …..nghe pháp nghe kinh, siêu sinh tịnh độ.

Cùng tụng: Tây phương tịnh độ sen vàng nở, Vong giả từ đây thấy lối về, Hoa nở tỏ lòng mừng kính Phật, Hương linh thoát khỏi các đường mê. Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Như Lai. ( C )
Sông ái dài muôn dặm, Biển mê sóng vạn tầm, Cõi luân hồi muốn thoát, Niệm Phật phải nhất tâm. ( C )
Tịnh độ vốn sẵn nơi Chân tâm, Di Đà hiện ra từ Tự Tánh, Chiếu sáng ba đời khắp mười phương, Mà vẫn không rời nơi hiện cảnh. Con xin hướng về Phật A Di Đà, Giáo chủ cõi Tịnh Độ, Nguồn ánh sáng vô lượng, Gốc thọ mạng vô cùng, Một lòng xin quán tưởng, Và trì niêm hồng danh, Nam Mô A Di Đà Phật. Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (c), Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (c) , Nam mô Liên Trì Hội Thượng Phật Bồ Tát (cc)
Chủ lễ A   Một vị đại diện gia đình rót một ít nước trà vào tách, kính mời hương linh dùng trà.

Cùng tụng:   Nương tựa A Di Đà, Nơi Bản môn màu nhiệm, Con dốc lòng quay về, Duy trì nguồn chánh niệm, Con đã nguyện trở lại, Nương tựa A Di Đà, Cúi xin Phật nhiếp thọ, Cõi Tịnh Độ bày ra, Xin lấy đưốc ánh sáng, Soi vào tâm tư con, Xin lấy thuyền thọ mạng, Chuyên chở hình hài con, Cho sự sống an lạc, Cho lý tưởng vẹn toàn, Xin Phật luôn bảo hộ, Để tâm không buông lơi, Cho con phá tà kiến, Làm phiền não rụng rơi, Trong giây phút hiện tại, Có Phật trong cuộc đời, Tịnh độ đi từng bước, Vững chãi và thảnh thơi, Hiện tại sống chánh niệm, Tịnh độ đã thật rồi, Sau này đổi thân khác, Thế nào cũng an vui. (c)
Niệm Phật A Di Đà, Được nhất  tâm bất loạn, Chín phẩm hoa hiện tiền, Tự tha đều thọ dụng, Biết trước giờ mạng chung, Tâm con không nao núng, Thân con không bệnh khổ, Ý con không ngại ngùng, Di Đà cùng thánh chúng, Tay nâng đóa sen vàng, Có mặt trong giây lát,  Cùng lên đường thong dong, Sen nở là thấy Phật, Tịnh độ là quê hương, Cúi xin Phật chứng giám, Hành trì không buông lung. (cc)

Chủ lễ A   Một vị đại diện gia đình gắp một ít thức ăn bỏ vào trong chén cơm, cắm đôi đũa, đặt chén cơm lên bàn. Kính mời hương linh dùng cơm.
Cha/ mẹ còn tại thế, dâng Pháp thực cúng dường, nay cha/ mẹ không còn, con noi gương đức hạnh.  (c).
Chủ lễ B  Biến thực biến thủy chơn ngôn cẩn đương trì tụng.
Nam mô tát phạt đát tha nga đa phả lồ chỉ đế, án, tam  bạt ra tam bạt ra hồng (3 lần) ©
Nam mô tô rô bà gia, đát tha nga đa da đát điệt tha, án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. ( 3 lần) ©
Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhật ra hộc. ( 3 lần) ( c )
Hôm nay dâng cúng cơm này, Sắc hương mỹ vị biến đầy hư không, Thành tâm tha thiết ngưỡng mong, Hương linh nạp thọ, tấc lòng nhớ thương. Nam mô Mỹ Hương Trai Bồ Tát (3 lần) (cc)
Chủ lễ A:  Một vị đại diện gia đình rót một ít nước vào tách trà. Kính mời hương linh dùng trà.

Cùng tụng:
Phụng hiến Cam Lồ Vị, Phân lượng như thái hư, Xin mọi loài đại nguyện, Về nương bóng Đại Từ. ©   Nam Kha mộng vừa tỉnh, Tịnh độ sen nở rồi, Quê nhà đã về tới, An lạc và thảnh thơi. Nam mô An Lạc Địa Bồ tát (3 lần) ©  Trà trên đỉnh núi Tản, Nước giữa giòng sông Đà, Thiền vị chỉ một ngụm, Tịnh độ đã sinh qua. Nam mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát. (3 lần) (cc)
Chủ lễ B: Vãng sanh quyết định chơn ngôn.
Nam mô A Di Đa bà giạ, đá tha già đá giạ, đa địa dạ tha, a di lỵ đô bà tỳ, a di lỵ đa tất đam bà tỳ, a di lỵ đa ty ca lan đế, a di lỵ đa tỳ ca lan đá, già di nị gia  nị dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (cc)
Chủ lễ A:    Một vị đại diện gia đình rót ít nước trà. Kính mời hương linh dùng trà.
Cùng tụng:   Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. ( c)
Đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời. Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa. Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. ©
Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, Sớm mở lòng Bồ Đề. Về nương Pháp trong con, xin nguyên cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng trên đường chuyển hóa. Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (cc)
Lễ cúng linh thâm diệu, Tạo công đức vô biên, Đệ tử xin hồi hướng, Cho chúng sanh mọi miền. (c )  Pháp môn xin nguyện học, Ân nghĩa xin nguyện đền, Phiền não xin nguyện đoạn, Quả Phật xin chứng nên. (c ).  Nguyện sinh về tịnh độ, Sen nở thấy vô sinh, Chư Phật và Bồ Tát. Là những bạn đồng hành. ( c )   Nguyện dứt hết phiền não, Cho trí huệ phát sinh, Cho tội chướng tiêu tán, Quả giác ngộ viên thành. (cc)
Chủ lễ A :  Toàn thể ga đình đồng quỳ lên, nghe thỉnh chuông, nhẹ nhàng lễ tạ hương linh 4 lạy.
Lễ cúng hương linh đã mãn, Việc hiếu thảo chu toàn, Tất cả các cháu con, Đều một lòng niệm Phật. Nam mô A Di Đà Phật. (ccc)
(mõ chuông khánh một hồi khoảng 10 đến 12 tiếng)


Chủ lễ B: Xin mời quý vị ngồi xuống nghe Pháp.

Không hý luận

Không hý luận, không thế trí biện thông. Đây là những bài kinh và bài giảng, tập trung một chỗ để thuận tiện cho cá nhân.


·                                
In bài này
·                                 Email
Chi tiết

Được đăng ngày Thứ Sáu, 03 Tháng mười 2008 10:43
Viết bởi nguyen
Hôm nay chúng ta bàn về đề tài hí luận. Hí luận là những lời nói không có ý nghĩa, không có sự thực, những lời nói làm rối loạn đạo tâm. Vì vậy, hí luận gây tác hại không ít cho việc tu hành của người Phật tử chúng ta.        
Tác hại thứ nhất, hí luận làm chúng ta mất chánh định. Đã là những lời nói làm loạn tâm thì chắc chắn không thể có định. Không định thì trí tuệ vắng mặt. Trí tuệ vắng mặt thì ta làm bậy và kết quả là khổ.
Tác hại thứ hai, hí luận làm chúng ta xao động mất yên ổn. Nói việc này nghĩ việc kia, lăng xăng theo bên ngoài. Mất yên ổn tức là không được tịch diệt, đây là một khuyết điểm lớn của người tu hành. Vì tịch diệt là vui, người tu chúng ta ai cũng muốn đạt được niềm vui trong quá trình tu học. Niềm vui này xuất phát từ việc khắc phục những điểm dở, những lăng xăng trong tâm của mình.
Tác hại thứ ba, hí luận làm chúng ta không được tự tại. Thường khi nói nhiều chúng ta sẽ nói những điều không hay, hoặc không kiểm soát được lời nói của mình. Chưa kể những lúc vì tham sân si mà mình nói thì mất tự chủ hoàn toàn. Mất tự chủ thì không thể tự tại. Nên chúng ta phải cẩn trọng đối với hí luận.
Sau đây chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề một.
Trước nhất nói về lỗi loạn tâm. Ai cũng biết, tất cả người tu chúng ta không kể là tu theo pháp môn nào, tất cả phương tiện hành trì của mỗi tông đều nhằm để nhiếp tâm. Như tông Tịnh độ, niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật chủ yếu là để thâu nhiếp tâm loạn động của mình. Nhiếp nghĩa là gom lại, nắm lại cho được thống nhất. Nhiếp tâm là gom tâm lăng xăng, lộn xộn, nghĩ việc nọ việc kia của mình lại một chỗ. Ai niệm Phật được nhiếp tâm, thì chắc chắn người ấy được Phật rước, tùy theo công phu của mỗi người mà có các cảnh giới khác nhau.
Nếu Phật tử tu thiền, theo đường lối của Hoà thượng Viện trưởng dạy, đừng lý sự tới những công việc lăng xăng bên ngoài, buông bỏ vọng tưởng. Bản thân cần phải định tỉnh, sáng suốt. Muốn đạt đến trạng thái định tỉnh sáng suốt này, chúng ta phải sắp đặt công việc hài hòa với việc tu tập của mình. Làm thế nào để từng giờ từng phút, chúng ta có thể giải quyết mọi công việc mà vẫn làm chủ được. Làm chủ được mình rồi, chúng ta sẽ tỉnh sáng, sẽ tự tại được đối với các pháp. Ngay khi ấy là có thiền định.
Việc hí luận làm chúng ta bị loạn tâm, dù tu pháp môn nào mà tâm loạn, không làm chủ được mình, cứ ngược xuôi theo những lăng xăng bên ngoài, tức là chưa tu đúng lời Phật dạy. Những lời nói bình thường đã là không thực, hà huống những lời nói đem lại sự buồn bực, chia lìa, vô ích. Là Phật tử chúng ta phải chấm dứt những lời nói như thế. Chúng ta tu ngay từ trong ý nghĩ của mình thì sẽ không dẫn tới lời nói sái quấy. Vừa dấy nghĩ, chúng ta phải kiểm soát ngay xem ý nghĩ này đúng chưa. Nếu nó phát sinh từ tham sân si thì dừng lại đừng nói thành lời. Nếu thắng được, dừng được, mọi ý nghĩ tạp nhạp thì chúng ta không hí luận, dần dần chúng ta sẽ sống gần với tâm an ổn.
Người Phật tử khi tiếp xúc nên nói lời thành thật và nói những lời có nghĩa. Làm sao lời nói của mình đem lại sự vui tươi an lạc và đoàn kết cho mọi người. Việc gì không cần thiết không nên nói. Các thiền sư dạy phải giữ miệng mình như cây quạt mùa đông, mới có chút phần tương ưng. Chúng ta thì ngược lại, ai cũng thích nói. Cái gì cũng nói được, chuyện không đáng nói cũng nói, chuyện của ai đâu chẳng dính dáng đến mình, cũng nói. Nói để mất thời giờ, nói để loạn tâm, nói không suy nghĩ, nói để lãnh hậu quả tai hại… Nói như vậy là tạo khẩu nghiệp không tốt.
Tụng kinh niệm Phật chưa phải là tu. Thuyết pháp giảng kinh chưa phải là tu. Chỉ vì người xưa thấy chúng ta thích hí luận, nên lập bày các phương tiện như tụng kinh, niệm Phật, đọc sách v.v… để dừng bớt cái miệng của mình. Bước đầu trong việc tu hành là cốt làm sao dừng được hí luận, dừng được tâm loạn. Tâm không loạn là tâm sáng suốt, tâm sáng suốt là đúng với tâm Phật.
Phật là giác, chúng ta là con Phật thì chúng ta phải giác, chưa giác hoàn toàn như Phật thì cũng phải giác được ít phần. Phật từ bi thì mình phải từ bi, Phật không dính mắc thì mình đừng dính mắc, Phật là người hỷ xả thì mình cũng là người không cố chấp. Như vậy mới đúng nghĩa con Phật. Trong việc tu hành, không cần tìm ở đâu khó khăn, mà chỉ cần biết cách tu là đủ. Bây giờ Phật tử đi chùa cũng được, ở nhà cũng được, làm bất cứ việc gì cũng vậy, chủ yếu là tỉnh táo, sáng suốt, đừng để loạn tâm. Chẳng hạn, sinh hoạt mỗi ngày là nấu cơm, đi chợ, quét nhà, ngủ nghỉ, tụng kinh v.v... thì cố gắng làm y như vậy, đừng để những thứ tạp nhạp xen vào làm rối loạn chương trình của mình. Nếu có việc đột xuất phải quán chiếu ngay để giải quyết. Người được như vậy, nhất định sẽ tu tiến.
Chủ yếu của việc tu là phải đều đặn và liên tục, không thể tu một ngày mà thành Phật ngay. Vì nghiệp tập của chúng ta nhiều đời tăm tối, ràng rịt. Bây giờ muốn gỡ phải gỡ dần từng chút. Hôm nay tật nóng nảy của mình lóe lên như lửa nháng. Biết vậy, ngày mai lỡ nó lóe lên nữa, mình kềm hãm lại ít hơn. Cứ vậy, lần lần mình dập tắt nó hoàn toàn. Lúc nào cũng công phu như vậy, thì nghiệp tập ngày càng mỏng. Muốn nghiên cứu Phật Pháp cũng vậy, mỗi ngày dành một thời giờ hay nửa giờ đọc sách Phật, đều đặn liên tục như thế, trí tuệ sẽ mở sáng dần. Khi phát huy được trí tuệ, bớt dần tập nghiệp thì chúng ta có thể thực hiện được trọn vẹn đạo lý, đạt đến chỗ như ý trong việc tu học của mình.
Tác hại thứ hai của hí luận là mình không hưởng được niềm vui tịch diệt. Tất cả các pháp môn Phật dạy là những pháp Ngài thể nghiệm bằng cuộc đời của mình. Ngài đã thực hiện, đã sống trải, đã đạt được và chỉ lại cho chúng ta. Bây giờ chúng ta muốn được như Ngài thì cũng phải theo trình tự đó mà đi. Trước tiên phải đừng lao xao lộn xộn, phải sáng suốt nhiếp tâm, thì mới lần vào được chỗ an vui vĩnh viễn. Con đường của Phật đi là đời sống độc hành, Những thứ vui ồn ào bên ngoài không thể đưa đến tịch diệt, giải thoát. Càng chạy theo thú vui của thế gian, chúng ta càng mệt mỏi, càng vướng mắc khổ luỵ. Chúng ta phải khéo léo tránh đi, phải mạnh dạn sáng suốt làm chủ, như vậy mới đạt được trí tuệ, không bị pháp trần mê hoặc. Việc tu hành phải do tự mình giải quyết, không ai thay thế được. Nếu chúng ta không quyết tâm thì không nhất tâm. Mà không nhất tâm thì không định tỉnh, không nuôi dưỡng được sự sáng suốt, làm sao có ngày thành tựu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Người tu phải gan dạ chịu đựng. Gan dạ bỏ tất cả những gì cần bỏ. Chịu đựng được tất cả những gì khó khăn. Làm được như vậy, nghĩa là mình có thể vượt qua và chiến thắng những chướng duyên. Đó là niềm vui phấn chấn trong sự tu hành. Nếu tu hành không có niềm vui, không có tịnh lạc, không có sự phấn chấn thì nhất định mình sẽ bỏ cuộc. Vì đâu phải khi nào việc tu cũng xuôi chèo mát mái. Có lúc thăng lúc trầm, cho nên niềm vui riêng của việc tu hành là điều không thể thiếu. Nó là sức sống trong nhà thiền, là tuệ mạng của người Phật tử. Tuy chỉ là niềm vui đơn giản, nhưng nó tạo sự phấn chấn hứng thú cho chúng ta. Chẳng hạn có những điều Hòa thượng giảng, nghe thì nghe, chép thì chép, nhưng hiểu thì mình còn… khiêm nhường, không chịu hiểu. Rồi bất thần hôm nào đó, mình nhè chậu kiểng lũi vô, đầu tóe lửa, mắt đổ sao nhưng mà… bung ra. Đơn giản. Bình dị. Đó chính là niềm vui tạo sự hứng thú trong việc tu hành.
Tác hại thứ ba của hí luận là mình không làm chủ được mình. Người mà như cái máy, đụng đến là nhảy, ấn tới là bung thì định tỉnh chỗ nào ? Đây là điều phải lưu ý! Phật dạy mình phải định tỉnh. Từ định tỉnh phát sinh trí tuệ. Định tuệ rất quan trọng, không thể thiếu trong đạo Phật. Như ở đây Hòa thượng dạy, trong đi đứng nằm ngồi, vừa có niệm dấy khởi, biết đó là vọng, buông đi. Biết tức là tuệ. Biết và buông được, không bị kéo lôi tức có định. Cho nên ngay khi mình biết vọng tức là định tuệ hiện tiền. Định tuệ hiện tiền thì không có gì xâm phạm được mình. Thẳng tắt đơn giản, nhưng nó đòi hỏi lúc nào mình cũng phải tỉnh, phải sáng suốt. Hễ biết được thì phát huy trí tuệ, buông được thì định hiện tiền.
Tất cả cảnh giới đều là ảo hóa không thật, chỉ tùy tâm hiện. Một khi tâm thanh tịnh thì tùy trạng thái tâm mà các cảnh giới hiện ra. Chúng ta không nên quan tâm, không nên chạy theo và nhất là không nên đắm trước những cảnh giới ấy. Nếu chạy theo thì bị ma dẫn rơi vào đường tà.
Đôi khi tu một thời gian, bỗng nhiên mình phát lòng từ. Thấy cảnh khổ của thế gian mình thương, thấy người tạo ác mình buồn, rồi khóc thôi là khóc, đòi cứu người này, cứu người kia… Đó là do công dồn ép khiến như thế. Nhưng bức xúc quá thì mất bình thường. Những hiện cảnh khổ đau trên cuộc đời này không thật và chính tâm từ của mình cũng không thật. Chúng ta khóc thì làm được gì ? Phật nói, ngài chỉ là bậc đạo sư, là người dẫn đường, đi hay không tùy mỗi người, nghiệp tập của ai thì tự người ấy giải quyết. Chúng ta nên lo giải quyết cái nghiệp của mình, lo thương mình. Cái già, cái bệnh chưa giải quyết, chưa làm chủ được. Rồi chết đến chưa biết đi về đâu, mà nói thương người này người kia thì thêm phiền phức. Trí tuệ đặc sệt như dầu hắc, thì thương để làm gì ? Lòng từ bi cần phải đi đôi với trí tuệ thì mới không trở thành hệ lụy.
Tóm lại, chúng ta phải làm chủ được hí luận. Không làm chủ được bệnh này thì không tự tại. Không tự tại thì không giải thoát. Khi tự tại rồi chúng ta không còn sợ luân hồi sanh tử. Khi đã làm chủ được thân tâm, làm chủ được sinh mệnh của mình, thì tất cả những cái gọi là già - bệnh - chết - luân hồi - sanh tử - khổ não… chỉ là trò đùa. Người tu Phật làm thế nào tập trung được năng lực để làm chủ, nhất tâm đừng hí luận, để có được niềm vui tịch lạc. Có được niềm vui này rồi thì xem như mình không bao giờ thoái chuyển trên đường tu hành. Phật nói người dứt được hí luận, được nhất tâm thì có thể đạt được đạo giải thoát. Đây là điều chắc chắn. Người đã có trí tuệ, có niềm vui với chánh pháp rồi thì tu tập tăng tiến, không lầm chạy theo các duyên bên ngoài, thẳng tắt mộtđường, người này đạt đến chỗ cứu kính không khó. Ngược lại, người buông xuôi bỏ mặc cho ý nghĩ hành động lời nói buông lung, không làm chủ được thì con đường dẫn đến tự tại giải thoát còn xa vời lắm.   Ngày xưa các Thiền sư không nói nhiều. Thường các Ngài ở trong núi hoặc những chỗ xa xôi, ai cần thì tìm đến hỏi. Các Ngài thường trả lời bằng hành động, vì lời nói không đủ sức mạnh để cho người nhận đúng vấn đề. Chỉ có những hành động, những biểu tượng may ra giúp người hỏi nhận được yếu lý. Nói nhiều đôi lúc sẽ làm cho người ta trượt dài trên ngôn ngữ, mất tác dụng.
Tôi kể câu chuyện này để minh chứng điều đó. Một Thiền sư nọ có người cháu cũng là đệ tử rất hiểu Phật pháp và có đạo đức. Nhân có việc, vị Thiền sư phải đi xa. Sau thời gian khá lâu, Ngài trở về quê hương thì được tin đệ tử mê một người đẹp, tiêu tan sự sản, bỏ hết đạo lý Phật pháp. Ngài vẫn bình thản, không nói một lời nào về việc này. Hôm đó, Ngài ghé thăm cháu. Thấy nhà cửa ngổn ngang bừa bãi, người cháu vẫn cứ ca hát ăn chơi suốt đêm. Sớm hôm sau, Ngài từ biệt cháu với một lời đơn giản “Chú đi”. Sửa soạn giày xong, nhưng tay run Thiền sư không buộc được giày, phải nhờ đến cháu. Đợi cháu buộc giày xong, Ngài nói: “Cháu thấy không, chú đã già, tay run không còn cột giày được nữa. Trong cuộc đời này ai rồi cũng vậy, cũng già và cũng chết”. Nói xong ông lặng lẽ ra đi.
Bài thuyết pháp ngắn gọn nhưng đầy chân tình đã cảm hóa được người cháu quay về. Hai hôm sau tất cả những cuộc vui được dẹp bỏ.
Chúng ta thấy Ngài không hề sử dụng ngôn từ nhiều, cũng không hề nóng giận, không hề la rầy. Sử dụng ngôn từ nhiều, có khi người ta hiểu sai ý mình, người xưa nói giáo đa thành oán là vậy. La mắng nóng giận có khi đẩy người ta vào hố sâu tội lỗi, đã không có lợi ích mà còn tai hại nữa. Cho nên Thiền sư giáo hóa bằng cách gợi ý cho chúng ta tự thoát ra, trong nhà thiền gọi là nhổ đinh tháo chốt. Công việc của Thiền sư chỉ có thế, nghĩa là mở cửa để đó, ai muốn thì ra, không thì thôi.
Giờ tôi nói đến phần giải thoát của người tu. Phần này có hai mặt, một là giải thoát tương đối, hai là giải thoát tuyệt đối. Ở mặt giải thoát tương đối chúng ta vẫn phải còn công phu. Nghĩa là phải có sự tu hành, ngăn ngừa các điều xấu, bỏ hí luận, cố gắng phát huy trí tuệ, làm chủ được mình và luôn luôn đem đạo lý phổ vào trong đời sống. Người biết tu thì trong hoàn cảnh nào cũng tu được. Hoàn cảnh càng khó khăn, càng bất như ý chừng nào, mình tu được thì càng mau thành công chừng nấy. Như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài tinh tấn được trong hoàn cảnh khó khăn nên Ngài thành Phật trước ngài Di Lặc.
Chúng ta thường hay than thời này tu khó lắm! Nhưng nếu theo lời Phật dạy thì rõ ràng “khó” là những phương thuốc, những kinh nghiệm quí báu giúp mình tiến nhanh, nếu mình biết tu và chịu tu. Còn cho là khó rồi bỏ qua, buông xuôi, sợ sệt thì biết đến bao giờ mới tu được ? Người Phật tử chân chính phải quyết tâm, bình tỉnh, gan dạ. Chúng ta là tác nhân của hoàn cảnh hiện tại này, chạy trốn sao được. Tự thân, tự miệng, tự ý mình huân tập phát ra tạo thành. Vì vậy, chúng ta phải gan dạ chấp nhận vàø tự giải quyết lấy.
Nhiều khi chúng ta cũng biết nợ thì phải trả, nhưng con nợ đòi gắt, đòi không đúng lúc. Nhè lúc mình thiếu lại đến đòi, thì có khi trả mà mình nổi cáu, nổi khùng lên cự lại với họ. Giờ phải cố gắng nguyện với lòng, với Tam bảo, những gì mình đã gây tạo thì xin sẵn sàng trả hết, vui vẻ hồn nhiên mà trả, để được nhẹ nhàng, thảnh thơi. Có trả hết thì mới thanh tịnh, giải thoát. Chớ còn giữ lại, còn vướng mắc tăm tối với người thì còn vướng nợ. Mà còn vướng nợ thì làm sao buông tay thanh thản được.
Thứ hai, nói về giải thoát tuyệt đối. Đây là phần công phu đã hoàn bị. Qua quá trình tu hành, trí tuệ chúng ta phát triển tròn đầy. Lúc này nói tu nhưng thật ra chúng ta sống bình thường. Ngài Lâm Tế bảo, tùy thời mặc áo ăn cơm, việc đến không chấp nhận, không sợ sệt lầm mê bởi bất cứ cảnh gì, sống hoàn toàn với chính mình. Đó là giai đoạn tối hậu của người tu. Một khi có đầy đủ đạo lực, tâm trong sáng rồi thì ta sẽ đạt được chỗ này. Nói đạt là một cách nói, trong nhà thiền tối kỵ nói đạt nói chứng. Song thật tình không phải là không có. Có nhưng vượt ngoài ngôn thuyết hình tướng nên không thể dùng lời lẽ diễn đạt được. Một khi công phu, đạo lực đầy đủ thì tự nhiên ta thầm nhận thôi.
Muốn đạt được giải thoát tuyệt đối, chúng ta không thể ngồi đó mong cầu, mà phải phát huy việc tu hành ở phần giải thoát tương đối. Mau hay chậm, được hay không là do nơi sự phấn đấu của chúng ta. Người xưa nói cây mọc trên gò sỏi, hoặc ở nơi khô cằn mới có giá trị, mới là loại gỗ quí. Vì vậy chúng ta đừng sợ hoàn cảnh khó khăn. Chính hoàn cảnh khó khăn là thước đo việc tu hành của mình. Một khi đã có quyết tâm thì hoàn cảnh nào, khó khăn nào mình cũng chuyển được. Không chuyển được liền thì từ từ rồi cũng chuyển được. Đây là chỗ lý thú trong kinh nghiệm tu hành. Người quyết tâm ở lãnh vực nào thì sẽ thành công trong lãnh vực đó. Có vậy chúng sanh mới chuyển phàm thành thánh, chuyển giải thoát tương đối thành giải thoát tuyệt đối.
Mạng người không có gì bảo đảm già chết gần kề, chúng ta phải lo sắp đặt việc tu hành của mình cho ổn định. Cố gắng khắc tỉnh, tu ngay từ gốc. Tụng kinh không thể ngộ đạo, ngồi thiền suông cũng chưa chắc được gì. Chính yếu là phải phát huy được cái gốc bên trong. Đó là tâm. Ngày mai chẳng có gì bảo đảm, thời khắc qua rồi chẳng lấy lại được. Phải nhìn thẳng vấn đề, nhìn cho thủng cái thân giả dối này, sinh ra lớn lên rồi già chết, chỉ vậy thôi. Có gì để chạy theo, để vướng mắc ? Đã chạy theo, đã vướng mắc rồi thì sinh sợ hãi. Mất thân này chụp thân khác, trầm luân trong sanh tử không biết đến bao giờ. Nếu tỉnh ngộ được lẽ này, buông bỏ những thứ không thật, chuyên tâm thiền định để phát sinh trí tuệ, sống trở lại được với tâm chân thật chẳng sanh diệt, thì còn gì an vui bằng.
Điểm cuối cùng tôi muốn nhắc đến là bạn hữu. Trong việc tu hành ngoài tự thân chúng ta ra, còn có kinh điển, thầy tổ và bạn hữu hỗ trợ thêm. Bạn hữu là những người mình có thể gần gũi tương trợ khi gặp khó khăn. Bởi khi tu, có lúc mình cũng nản lòng, xoay chuyển, bạn hữu là người rất cần trong những lúc này. Nếu chúng ta gần gũi được những người bạn có năng lực, mạnh mẽ, trí tuệ thì khi mình lui sụt, họ sẽ nhắc nhở để mình tiến lên.
Ngược lại, trong số bạn hữu của mình, người nào yếu đuối thì chúng ta cũng thương yêu trong sáng suốt, tìm phương tiện nâng đỡ nhắc nhở họ cùng tiến. Nhà thiền có câu chuyện này. Trong pháp hội của một Thiền sư nọ, chẳng may có một đệ tử bị bệnh tham, gặp cái gì anh cũng lượm bỏ túi. Chuyện được phát giác và trình lên Sư phụ. Nhưng dường như ông thầy không quan tâm. Trong chúng rất bực mình và quyết tâm làm dữ. Họ đồng lòng với nhau nếu thầy không đuổi vị này đi thì pháp hội sẽ giải tán. Thiền sư nghe rồi liền họp tăng chúng lại nói: “Thôi thì các vị đã vững vàng, ai nấy đều đã trưởng thành, có khả năng làm được mọi việc. Quí vị có thể đi đây đi đó được. Còn người đệ tử này bệnh hoạn dẫy đầy, cần phải được chăm sóc nhiều lắm, nếu thầy không cứu nó thì ai cứu nó ?”. Nghe đến đó, mọi người không dám nói gì nữa và vị đệ tử tham lam kia tự động bỏ cái tật xấu xa của mình.
Chúng ta cũng nên học gương này. Đã có duyên gặp được Phật pháp, có duyên trong cùng pháp hội thì chúng ta phải thông cảm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc cần thiết. Giúp huynh đệ tu được cũng có nghĩa là tự giúp mình thăng tiến.

Xin chúc tất cả quí vị thành công.



KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ
7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
74. KINH BÁT NIỆM[1]
Tôi nghe như vầy.
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Bà-kì-sấu[02], ở rừng Bố trong núi Ngạc, trong vườn Lộc dã[03].
Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà ở tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử[04]. Tôn giả A-na-luật-đà ở chỗ yên tĩnh, tĩnh tọa tư duy, tâm nghĩ rằng: “Đạo chứng đắc từ vô dục, chứ chẳng phải từ hữu dục. Đạo chứng đắc từ tri túc, chứ không phải là không nhàm chán. Đạo chứng đắc từ viễn ly, chứ không phải từ sự ưa tụ hội, không phải từ sự sống tụ hội, không phải từ sự hội hợp tụ hội. Đạo chứng đắc từ sự tinh cần, chứ không phải từ sự biếng nhác. Đạo chứng đắc từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm. Đạo chứng đắc từ định ý, chứ không phải từ loạn ý. Đạo chứng đắc từ trí tuệ, chứ không phải từ ngu si”.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn bằng tha tâm trí biết Tôn giả A-na-luật-đà đang niệm gì, đang tư gì, đang hành gì. Sau khi đã biết, Đức Thế Tôn nhập định có hình thái như thế[05]. Với định có hình thái như thế, trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay, cũng thế, Đức Thế Tôn từ Bà-kì-sấu, từ rừng Bố trong núi Ngạc, trong vườn Lộc dã, bỗng biến mất, liền xuất hiện trước mặt Tôn giả A-na-luật-đà tại Chi-đề-sấu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định, tán thán Tôn giả A-na-luật-đà rằng:
“Lành thay! Lành thay! A-na-luật-đà, ngươi ở chỗ yên tĩnh, ngồi tĩnh tọa tư duy, tâm đã nghĩ thế này: ‘Đạo chứng đắc từ vô dục, chứ chẳng phải từ hữu dục. Đạo chứng đắc từ tri túc, chứ không phải là không nhàm chán. Đạo chứng đắc từ viễn ly, chứ không phải từ sự ưa tụ hội, không phải từ sự sống tụ hội, không phải từ sự hội hợp tụ hội. Đạo chứng đắc từ sự tinh cần, chứ không phải từ sự biếng nhác. Đạo chứng đắc từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm. Đạo chứng đắc từ định ý, chứ không phải từ loạn ý. Đạo chứng đắc từ trí tuệ, chứ không phải từ ngu si’.
“Này A-na-luật-đà, ngươi hãy nghe Như Lai, lãnh thọ thêm suy niệm thứ tám của bậc Đại nhân[06]. Sau khi lãnh thọ liền tư duy rằng: ‘Đạo chứng đắc từ chỗ không hý luận[07], ưa sự không hý luận, hành sự không hý luận, chứ không phải từ chỗ hý luận, không phải từ chỗ ưa hý luận, không phải từ chỗ hành hý luận’.
“Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, chắc chắn ngươi có thể ly dục, ly ác, ly bất thiện pháp, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ.
“Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân này, lại chứng đắc bốn tăng thượng tâm này, sống an lạc ngay trong hiện tại, dễ được chứ không khó, thì cũng như vua và đại thần có hòm đẹp đựng đầy các loại y phục đẹp, buổi sáng muốn mặc liền lấy mặc; buổi trưa, buổi chiều, muốn mặc liền lấy mặc, tùy ý tự tại, này A-na-luật-đà, ngươi cũng vậy, được y phấn tảo, làm y phục bậc nhất, tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
“Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại, dễ được không khó, thì cũng như vua và vương thần có cai bếp làm các thức ăn ngon lành mỹ diệu, này A-na-luật-đà, ngươi cũng vậy, thường sống bằng món ăn khất thực làm món ăn độc nhất, tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
 “Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì cũng như vua và vương thần có nhà cửa đẹp, hoặc có lầu các, cung điện, này A-na-luật-đà, ngươi cũng như thế, ngồi dưới gốc cây, lấy sự tịch tĩnh làm ngôi nhà bậc nhất, tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
 “Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì cũng như vua và vương thần có giường đẹp, trải lên bằng chăn nệm, đệm bông, phủ lên bằng gấm, the, lụa, sa trun, có chăn đệm ở hai đầu để gối, trải thảm quý bằng da sơn dương[08]; này A-na-luật-đà, ngươi cũng như vậy, chỗ ngồi trải bằng cỏ, bằng lá cây, là chỗ ngồi bậc nhất. Tâm ngươi vô dục, sống với trụ chỉ hành này.
“Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì cũng như thế, nếu ngươi an trú phương Đông, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ. Nếu an trú phương Tây, phương Nam, phương Bắc, chắc chắn được an lạc, không có các tai hoạn đau khổ.
“Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, đối với các pháp thiện, ngươi đã an trú, Ta không nói đến, huống nữa là nói đến sự suy thoái. Các thiện pháp cứ ngày đêm tăng trưởng chứ không suy thoái.
“Này A-na-luật-đà, nếu ngươi thành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân, lại cũng chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó, thì đối với hai quả, chắc chắn ngươi đắc được một, hoặc trong đời này đắc cứu cánh trí, hoặc nếu còn hữu dư thì đắc A-na-hàm.
“Này A-na-luật-đà, ngươi hãy thành tựu tám suy niệm này của bậc Đại nhân, và cũng nên chứng đắc bốn tăng thượng tâm này nữa, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này, dễ được chứ không khó; sau đó mới an cư mùa mưa tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử vậy”.
Bấy giờ Đức Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả A-na-luật-đà, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện, thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, Đức Thế Tôn liền như vậy mà nhập định, trong khoảnh khắc, như người lực sĩ co duỗi cánh tay, cũng vậy, Đức Thế Tôn từ Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử, bỗng nhiên biến mất, không thấy, rồi hiện ra ở Bà-kì-sấu, núi Ngạc rừng Bố, trong vườn Lộc dã.
Lúc ấy Tôn giả A-nan cầm quạt đứng hầu Đức Phật, Đức Phật liền xuất định, quay lại bảo A-nan rằng:
“Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo nào đến núi Ngạc rừng Bố, trong vườn Lộc dã thì bảo tất cả tụ tập tại giảng đường. Sau khi tụ tập tại giảng đường xong, trở lại cho Ta hay”.
Tôn giả A-nan vâng lời Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Ngài, liền đi tuyên bố rằng: “Đức Thế Tôn dạy: nếu có Tỳ-kheo nào đến núi Ngạc rừng Bố, trong vườn Lộc dã thì tất cả hãy tụ tập tại giảng đường”.
Sau khi các Tỳ-kheo tụ tập tại giảng đường, Tôn giả A-nan trở lại chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân rồi đứng qua một bên, bạch rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn, các Tỳ-kheo đến núi Ngạc rừng Bố, trong vườn Lộc dã, tất cả đã tụ tập tại giảng đường. Mong Đức Thế Tôn biết cho, nay đã đến thời”.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn đến giảng đường, trải chỗ ngồi trước chúng Tỳ-kheo và nói:
“Này chư Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi nghe về tám suy niệm của bậc Đại nhân. Các ngươi hãy lắng nghe và khéo suy tư, ghi nhớ.
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe. Đức Thế Tôn nói rằng:
“Đây là tám pháp suy niệm của bậc Đại nhân:
1.  Đạo từ vô dục chứ không phải từ hữu dục mà chứng đắc.
2.  Đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc.
3.  Đạo từ viễn ly chứ không phải từ chỗ ưa tụ hội, không phải từ sự sống chỗ tụ hội, không phải từ sự sống hội hợp tụ hội mà chứng đắc.
4.  Đạo từ tinh cần chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc.
5.  Đạo từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc.
6.  Đạo từ chỗ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc.
7.  Đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc.
8.  Đạo từ chỗ không hý luận, ưa sự không hý luận, hành sự không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ sự ưa hý luận, không phải từ sự hành hý luận, mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ vô dục mà chứng đắc, chứ không phải từ hữu dục? Tỳ-kheo đạt được vô dục, tự biết đạt được vô dục, không tỏ cho kẻ khác biết mình vô dục; đạt được tri túc, đạt được viễn ly, đạt được tinh cần, đạt được chánh niệm, đạt được định ý, đạt được trí tuệ, đạt được không hý luận, tự biết đạt được không hý luận, không muốn tỏ cho người khác biết mình vô dục. Như vậy gọi là đạo từ vô dục chứ không phải từ hữu dục mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc? Tỳ-kheo hành tri túc, áo dùng để che thân, ăn đủ nuôi thân. Đó là đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ viễn ly chứ không phải từ ưa tụ hội, sống chỗ tụ hội, hội họâp nơi tụ hội mà chứng đắc? Tỳ-kheo thực hành hạnh viễn ly, thực hành hai hạnh viễn ly là thân và tâm đều viễn ly. Đó là đạo từ viễn ly chứ không phải từ sự ưa tụ hội, sống ở chỗ tụ hội, hội họp nơi tụ hội mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ tinh tấn chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc? Tỳ-kheo thường hành tinh tấn, đoạn ác bất thiện, tu các thiện pháp, thường tự khởi ý, chuyên nhất kiên cố, vì các gốc rễ thiện mà không hề từ bỏ khó nhọc. Đó gọi là đạo từ tinh tấn, chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ chánh niệm chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc? Tỳ-kheo quán nội thân như thân, quán nội thọ, nội tâm, nội pháp như pháp. Đó gọi là đạo từ chánh niệm chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc? Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Đó gọi là đạo từ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc? Tỳ-kheo tu hạnh trí tuệ, quán pháp hưng suy, chứng đắc trí như thật, thánh tuệ minh đạt, phân biệt rõ ràng để dứt sạch khổ một cách chính đáng. Đó gọi là đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc.
“Thế nào là đạo từ không hý luận, ưa không hý luận, hành không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ ưa hý luận, không phải từ hành hý luận mà chứng đắc? Tỳ-kheo tâm ý thường diệt hý luận, an lạc, trú trong Vô dư Niết-bàn, tâm thường lạc trú, hoan hỷ, ý giải. Đó gọi là đạo từ không hý luận, ưa không hý luận, hành không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ ưa hý luận, không phải từ hành hý luận mà chứng đắc.
“Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo A-na-luật-đà đã tành tựu tám suy niệm của bậc Đại nhân này, sau đó mới an cư mùa mưa tại Chi-đề-sấu, trong rừng Thủy chử. Ta đem những điều này nói ra, vị ấy sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Vị ấy khi sống cô độc tại nơi xa vắng, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, đã đạt đến cứu cánh mà một thiện nam tử vì cứu cánh ấy đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, duy chỉ cầu đắc vô thượng phạm hạnh ngay trong đời này, tự tri, tự giác, tự thân chứng đắc, thành tựu và an trú, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.”
Ngay lúc ấy, Tôn giả A-na-luật-đà chứng đắc A-la-hán, tâm chánh giải thoát, xứng đáng bậc Trưởng lão Thượng tôn, rồi nói bài tụng:
Vô thượng thế gian sư
Xa biết con tư niệm,
Chánh thân tâm nhập định
Nương không, chợt đến đây.
Biết con tâm niệm này,
Thuyết pháp vượt lên nữa.
Chư Phật không hý luận;
Hý luận đã xa lìa.
Đã biết pháp Như Lai,
Ưa trú trong chánh pháp.
Rồi tam muội chứng ngay,
Pháp Phật đã thành đạt.
Con chẳng ưa sự chết,
Cũng không nguyện nơi sanh;
Tùy thời, tùy sở thích,
Niệm, chánh trí vững vàng.
Tỳ-da-ly, trú lâm,
Nơi đó mạng con dứt;
Ở ngay dưới khóm trúc,
Nhập Vô dư Niết-bàn.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-na-luật-đà và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli: A.8.30. Anurudha. Hán, biệt dịch No.46, No.125 (43.6).
[02] Bà-kì-sấu . Pāli: Bhaggesu, giữa những người Bhagga.
[03] Ngạc sơn Bố lâm Lộc dã viên 鹿 . Pāli: Suṃsumāragire bhesakāḷāvane migadāye, trong núi Cá sấu, rừng Khủng bố, chỗ nuôi hươu.
[04] Chi-đề-sấu Thủy chử lâm . Pāli: Cetīsu Pācīnavaṃsadāye, giữa những người Cetī, trong rừng Đông trúc. No.125 (42.6): Tôn giả ở tại Tứ Phật sở cư chi xứ. No.46: Phật ở tại Mục sơn, dưới gốc cây Cầu sư.
[05] Như kỳ tượng định . Pāli: tathārūpaṃ samādhi.
[06] Đại nhân chi niệm . Pāli: mahāpurisavitakka.
[07] Hán: đạo tùng bất hý... đắc. Pāli: nippapañcārāmassāyaṃ dhammo, đây là pháp của người không ưa hý luận.
[08] Trong bản Hán: gia-lăng-già-ba-hòa-la ba-giá-tất-đa-la-na. Pāli: kadalimigapavara- paccattharaṇo.


Kinh Tăng Chi Bộ
Anguttara Nikàya
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

CHƯƠNG BỐN
BỐN PHÁP
VIII. PHẨM KHÔNG HÝ LUẬN
(I) (71) KHÔNG CÓ HÝ LUẬN
- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt, và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc.
(II) (72) CHÁNH KIẾN
- Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn ?
Tầm viễn ly, tầm không sân, tầm không hại, chánh tri kiến.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường thông suốt và có những căn bản thẳng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc.
(III) (73) BẬC CHÂN NHÂN
1. - Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, không phải bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, nói lên lời không tán thán người khác ; còn nói gì nếu được hỏi !
Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán người khác, đầy đủ toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cẩn phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời tán thán người khác ; còn nói gì nếu không được hỏi !
Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán người khác, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời không tán thán về mình ; còn nói gì nếu không được hỏi !
Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, vị này không phải Chân nhân.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải là Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán về mình ; còn nói gì nếu được hỏi !
Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu vị này không phải Chân nhân.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân.
5. Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu có được hỏi, không nói lên lời không tán thán người khác ; còn nói gì nếu không được hỏi !
Nhưng nếu được hỏi, và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán người khác. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác ; còn nói gì nếu được hỏi.
Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là Người, nếu không được hỏi, vẫn nói lên lời không tán thán về mình ; còn nói gì nếu được hỏi !
Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân dầu có được hỏi cũng không nói lên lời tán thán về mình ; còn nói gì nếu không được hỏi !
Nếu được hỏi và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ ; không toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân.