Phiền não (tiếng Phạn: klésa, tiếng Pali: kilesa, Hán-Việt: Kiết-lệ-xá) là những trạng thái khổ não nhiễu loạn thân tâm loài hữu tình.
Theo Phật giáo thì tất cả những gì làm chướng ngại đến sự giác ngộ đều gọi là phiền não. Thường khi nói đến phiền não trong Phật giáo ám chỉ đến tham sân si ba độc, và chỉ cho tâm nhiều hơn.
Ngoài ra còn có hai phiền não, ba phiền não (Kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc) bốn phiền não, sáu phiền não... rất nhiều. Nói tóm lại tất cả những gì làm cho con người đau khổ, ngăn cản sự giải thoát đều gọi là phiền não.
Lậu là phiền não....hoặc là mê mờ, nghi ngờ, mơ hồ
Kiết sử, kết sử là những ràng buộc...
Bảy kiết sử đó là gì? Tham kiết sử, sân kiết sử, kiến kiết sử, nghi kiết sử, mạn kiết sử, hữu tham kiết sử và vô minh kiết sử.
Ái
Sân
Kiến
Nghi
Mạn
Đố kỵ
Chấp ngã
Triền cái, triền phược, triền phọc.
Triền là trói buộc. Một tên khác của phiền não:
vô tàm(xấu hổ), vô quý(thẹn), tật(ghen ghét),san(keo kiệt),hối, miên(tối tăm),trạo cử(bồn chồn),hôn trầm(u mê),phú(che dấu),phẫn(u uất)...
Đối với các trường phái Phật giáo Nam tông, chẳng hạn như Phật giáo Theravada, Từ bi chứng thực và bảo đảm hành giả là một « đệ tử đích thực » của Phật, một « người con » của Phật, một người biết giữ gìn Giới luật, biết trau dồi một tâm thức tích cực bằng Bốn Phạm Trú (còn gọi là Tứ Vô lượng tâm).
Bốn Phạm trú ấy là Từ vô lượng (maitrî) : tâm lành hướng về mọi chúng sinh ; Bi vô lượng (karunâ) : xót thương và cứu giúp tất cả chúng sinh ; Hỷ vô lượng (muditâ) : tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những đìều lành của chúng sinh ; Xả vô lượng (upeksâ) : buông thả tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh (chữ này được giải thích hơi khác trong các kinh sách Tây phương : chữ Upeksâ được dịch ra tiếng Pháp là Equanimité, tức tâm thức trong sáng, bình đẳng không phân biệt và kỳ thị).
thêm vào May-6/2015
Trích từ sách: "Nhặt lá rừng xưa" của MinhDucTrieuTâmẢnh.
...tất cả cái gì từ ngũ trần bên ngoài đi qua ngũ căn..,đều trôi chảy, thoảng tụ, thoảng tan. Cái gì cũng đang trở thành, không dừng lại; không có cai gì có thể nắm bắt được, không có cái gì có thể dính mắc được; chúng đang sanh diệt trùng trùng; tất cả chúng là vô thường, vô tự tánh, vô ngã, tánh không. Đấy chính là sự thật, là chân lý; ai sống sai với sự thật này, chân lý này thì tham, sân, si, khởi động, kéo theo phiền não, đau khổ...
From dhamma discourses
The sensual pleasures have to be prevented…singing or
listening to music, looking at dancing and television etc…has to be prohibited.
Taking food all the time…axcessive amount or tasty food is to be limited…May 14-2015 from reading.
Kinh Vương Tử Vô Úy ...58 trung bô kinh
Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.
Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.
Kinh Vương Tử Vô Úy ...58 trung bô kinh
Cũng vậy, này Vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.
Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét